Làm tông đồ là một cuộc phiêu lưu kéo dài cả cuộc đời

Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu là bắt đầu đi vào con đường được đánh dấu bằng những mạo hiểm, thử thách, kết quả và đau khổ.

Vậy làm sao chúng ta có thể chuẩn bị cho những thử thách trên con đường tông đồ, và làm cách nào để chúng ta có thể khích lệ người khác theo Chúa Giêsu với lòng tin, cậy và mến trong suốt quãng đời còn lại của họ?

Mt 6_33 re

Một lời nói ngắn gọn chúng ta thường xuyên dùng làm trọng tâm của đời sống tông đồ là: “Suốt cuộc đời con, cho phần còn lại của cuộc đời con”. Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta dâng hiến cả cuộc đời của mình (không chỉ một phần) cho hết phần còn lại của cuộc sống (không chỉ một mùa). Chúa Giêsu không kêu gọi những người theo Ngài chỉ dành ra một khoảng thời gian chuyên tâm đặc biệt. Ngài không mời gọi con người dành một quãng thời gian hào phóng khi còn trẻ, để rồi sau đó theo đuổi những mục tiêu và ước mơ của riêng mình. Ngài đã mời gọi con người trong suốt cuộc đời của họ.

Chúng ta sống trong một thế giới không ngừng biến đổi. Mối quan tâm đã bị thu hẹp, và con người luôn muốn giữ chọn lựa của mình được mở rộng. Sống một cuộc sống thoải mái và không đau khổ là một ưu tiên hàng đầu của hầu hết chúng ta. Nếu mọi việc có khó khăn và thậm chí khó chịu, chúng ta muốn tạo sự thay đổi và thực hiện nó ngay lập tức. Ơn gọi cuộc sống – kết hôn hay độc thân – đòi hỏi chúng ta kiên trì vượt qua những giai đoạn của thử thách, thường xuyên chịu đựng những thất bại trong bối cảnh này.

Trong nhiều khía cạnh, thời đại của chúng ta không phải là thời đại của anh hùng. Trong khi chúng ta cần phải tạo những điều kiện thuận lợi theo cách mà chúng ta hướng dẫn những tông đồ trong môi trường xã hội ngày nay, điều này quan trọng vì chúng ta giúp mọi người lắng nghe lời kêu gọi đi ngược với nền văn hóa ngày nay để thành tông đồ nhiệt thành. Cách Chúa Giêsu tiếp cận và kêu gọi mọi người đã để lại một gương mẫu cho chúng ta. Có một nghịch lý trong cách Ngài làm việc này.

Một mặt, Chúa Giêsu gây sốc cho dân chúng trong thời Ngài bằng việc tiếp cận người thu thuế, gái điếm, người phong hủi và thậm chí ma quỷ. Ngài đã trao lời mời gọi căn bản đến những người bên lề – là những người nghèo khổ, người bị áp bức. Ngài nói với những con người ấy về Nước Chúa và khích lệ họ tin vào những điều Chúa Cha dành cho họ trên thiên đàng. Ngài đã chữa lành đám đông, không phải vì họ xứng đáng, nhưng là vì họ đang cần. Chúa Giêsu đã sẵn sàng tháo mở quyền năng của Nước Chúa thay họ. Ngài đã trao lời mời gọi căn bản đến tất cả mọi người.

Mặt khác, Chúa Giêsu gây sốc những người đương thời bằng việc đặt ra những yêu cầu cao nhất và không khoan nhượng nhất với những người sẽ trở thành môn đệ Ngài. Bất cứ ai, ngay cả yêu cha mẹ hơn Chúa Giêsu đều không xứng đáng thuộc về nhóm Ngài (x. Mt 10, 37). Ngài nói với những người theo Ngài rằng họ sẽ mất mạng sống mình nếu họ muốn tìm và cứu lấy mạng sống của mình. Ngài chỉ về thập giá như là con đường để cho họ bước theo. (x. Mt 16:24).

Nhiều người đã nhận ra lời của Chúa Giêsu quá khó khăn và họ đã bỏ đi. Thế nhưng Chúa Giêsu đã không hạ thấp những yêu cầu của mình. Ngài tiếp tục đưa ra lời mời gọi căn bản đến các tông đồ. Có phải Chúa Giêsu đang trình bày một thông điệp thiếu nhất quán, Ngài đang đưa ra một lời mời gọi căn bản cùng những yêu cầu triệt để?

Ngày nay, chúng ta có xu hướng đặt hai cách tiếp cận “triệt để” và “căn bản” ở vị trí đối lập nhau, và sau đó chúng ta sẽ chọn cái mà chúng ta thấy nó chuẩn mực nhất với Kinh Thánh. Một số người kết luận rằng nếu chúng ta đưa ra những lời mời gọi căn bản đến tất cả mọi người và rồi chúng ta không thể đặt bất cứ yêu cầu nào cho họ hoặc mời gọi họ biến đổi cuộc sống; chúng ta cũng chỉ đón nhận họ như họ đã và mãi như vậy. Những người khác có xu hướng nghĩ rằng nếu chúng ta mời gọi mọi người trở thành môn đệ cách triệt để thì chúng ta không thể chào đón tất cả những người mới, vì hầu hết trong số họ không có sự chuẩn bị cho lời mời gọi này.

Chúa Giêsu làm cả hai. Ngài đã kêu mời tất cả những người đã lắng nghe và Ngài chữa lành họ vô điều kiện. Ngài cũng yêu cầu thay đổi: “Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Và vào đúng thời điểm, Ngài kêu gọi những người theo Ngài trở thành tông đồ nhiệt thành.

Trong môi trường văn hóa như của chúng ta, với nhiều người đau yếu và không đủ trang bị cho những đòi hỏi triệt để, chúng ta phải đưa ra những lời mời gọi căn bản và vô điều kiện, lời kêu mời căn bản để mời họ đến gặp gỡ Chúa, để họ được biến đổi tâm trí, tấm lòng và hành động. Phải thừa nhận rằng, kết hợp một lời chào đón căn bản và lời yêu cầu triệt để trở thành tông đồ không dễ dàng; chúng ta cần tìm cách để trình bày hai điều này mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Và hai điều này thống nhất nhau như một, vì những người được tha thứ nhiều thường được trang bị tốt để yêu nhiều và đáp trả bằng tấm lòng rộng lượng. (x. Lc 4, 47)

Là Kitô hữu, chúng ta đang sở hữu một “câu chuyện” hay một chuỗi những sự việc tuyệt vời nhất trên thế giới. Thật vậy, nó là một câu chuyện duy nhất và có thật trên thế giới. Phúc âm của Chúa Giêsu là một câu chuyện tuyệt vời, một cuộc phiêu lưu mà tất cả các cuộc phiêu lưu khác hướng đến hoặc bắt nguồn từ đó.

Chúng ta thường xuyên đặt đức tin của mình vào trong phạm trù tôn giáo. Chúng ta nghĩ về đức tin của mình là để xác định “bản sắc tôn giáo” của mình và để cách ly nó khỏi phần còn lại của cuộc sống. Nhưng là một Kitô hữu – là tông đồ của Chúa Giêsu – thì không chỉ là bản sắc tôn giáo; không chỉ là tập hợp của các tín điều, nghi thức phụng vụ, hay xác tín luân lý (dù những điều này là cần thiết). Là một Kitô hữu nghĩa là nhận biết rằng, Đức Giêsu Kitô định nghĩa câu chuyện của toàn thế giới.

Khi chúng ta trở thành người theo Chúa Giêsu, chúng ta được lôi cuốn đến câu chuyện thật chứa đựng mọi câu chuyện khác. Không có chuyện nửa vời ở đây. Lời mời gọi trở thành tông đồ tạo là đòi hỏi của cả cuộc đời, không chỉ là một phần “tôn giáo”.

Nhắc đến những người theo Chúa Giêsu đầu tiên mà chúng ta được gặp trong Phúc âm – Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan. Khi họ gặp được Chúa Giêsu, cuộc sống của họ bị đảo lộn hoàn toàn. Trở thành tông đồ của Chúa Giêsu không chỉ là vấn đề tuân theo những quy tắc đạo đức mới hay đọc một cuốn sách thánh nào đó, hoặc tham dự vào một loạt nghi thức phụng vụ tôn giáo. Với các tông đồ đầu tiên, điều đó có nghĩa là định hình lại toàn bộ cuộc sống của họ xung quanh một con người mà họ đã gặp gỡ. Điều đó có nghĩa là trở thành một phần của một cộng đoàn mới. Không còn gì giống như trước đây.

Ở đây chúng ta cần trở thành chứng nhân đáng tin cậy. Trên mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta – hôn nhân, gia đình, công việc, sự nghiệp, giải trí, tài sản, tình bạn – cần được định hình xoay quanh Chúa Giêsu và sự dạy dỗ của Ngài. Chúng ta không phải làm mọi việc thật hoàn hảo – không ai làm điều đó. Nhưng nếu chúng ta sống theo cách này – định hình tất cả “tình yêu” của chúng ta xoay quanh Chúa – thì lời nói của chúng ta sẽ có tác động. Chúng ta không thể kêu gọi mọi người đến với cuộc sống là tông đồ nếu chúng không sống trong chính đời sống ấy.

Khi chúng ta mời gọi mọi người theo Chúa Giêsu bằng cả cuộc đời – khi không có gì cản trở – nhiều người đáp lại với đức tin chân chính, lòng sốt sắng, và hân hoan. Chúng ta thấy điều này đang diễn ra một cách mạnh mẽ giữa những nhóm thuộc thế hệ thế hệ millennials (thế hệ gen Y). Dĩ nhiên, không phải do lời nói chúng ta thuyết phục họ: mà chính sức mạnh của Lời Chúa và lời kêu mời của Chúa đã chạm đến trái tim họ.

Khi mọi người đáp lại trọn vẹn bằng cách dâng hiến cuộc đời họ cho Chúa Kitô, một sự thay đổi kiểu mẫu sẽ diễn ra. Họ chuyển từ suy nghĩ về Chúa Giêsu và tôn giáo về một việc gì đó họ làm theo cách riêng của họ, sang việc thấy mình được Chúa Giêsu lôi cuốn vào trong một cuộc phiêu lưu tuyệt vời không phải do chính họ tạo ra. Cục diện đã thay đổi. Tôi không còn tạo ra một bản sắc tôn giáo của riêng mình nữa mà tôi đã được nắm giữ và được mời gọi bởi người khác. Ý muốn của tôi vẫn trọn vẹn, nhưng tôi không còn chịu trách nhiệm trong tiến trình này. Bây giờ nhiệm vụ của tôi là đáp trả (hoặc không) với lời mời gọi của Chúa Giêsu với tất cả những gì được gợi ý.

Con người có một ước muốn thậm chí là khao khát được lôi cuốn vào trong một câu chuyện thực sự có ý nghĩa. Họ cảm nhận rằng cuộc sống của học có ý nghĩa, và họ dò dẫm tìm kiếm mục đích của điều này sẽ là gì. Nếu khi họ buồn bã kết luận rằng cuộc sống của mình không có một ý nghĩa rõ ràng, họ đánh mất mình và sa vào các hoạt động khiến họ phân tâm hoặc che giấu đi điều vô nghĩa rõ ràng đang tồn tại trong họ.

Chỉ có Phúc âm của Chúa Giêsu – chỉ riêng điều này – mới đưa ra một câu chuyện mà chúng ta có thể thực sự bước vào và nơi đó tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời. Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang bị cuốn vào trong câu chuyện tuyệt vời của Phúc âm – Phúc âm đã đến gõ ngay cửa nhà chúng ta – chúng ta nắm bắt đức tin của mình theo một cách mới. Nếu chúng ta thường xuyên mở cánh cửa đó, chúng ta có thể bắt đầu con đường của một tông đồ trọn đời. 

Tác giả: GORDON DEMARAIS AND DANIEL KEATING

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: wau.org (Discipleship is a life-long adventure)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube