‘Giáo hội sau năm 2020’ phải đối đầu với vấn đề công lý chủng tộc và thúc đẩy sự cải đổi liên tục

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón Đức Giám mục John E. Stowe Địa phận Lexington, Ky., trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Hoa Kỳ đến từ Khu vực IV và V thực hiện chuyến thăm "ad limina" của họ tới Vatican, ngày 3 tháng 12 năm 2019. Các khu vực bao gồm Đặc khu Columbia, Delaware, Maryland, Virginia, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, Tây Virginia, các Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ, Louisiana, Alabama, Kentucky, Mississippi và Tennessee. (Ảnh CNS / Truyền thông Vatican)

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón Đức Giám mục John E. Stowe Địa phận Lexington, Ky., trong cuộc tiếp kiến các Giám mục Hoa Kỳ đến từ Khu vực IV và V thực hiện chuyến thăm “ad limina” của họ tới Vatican, ngày 3 tháng 12 năm 2019. Các khu vực bao gồm Đặc khu Columbia, Delaware, Maryland, Virginia, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, Tây Virginia, các Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ, Louisiana, Alabama, Kentucky, Mississippi và Tennessee (Ảnh: CNS / Truyền thông Vatican)

Bắt đầu loạt bài về “Giáo hội sau năm 2020”, ba nhà lãnh đạo Công giáo tại Hoa Kỳ nhấn mạnh sự cần thiết đối với sự cải đổi liên tục về công lý chủng tộc và đồng thời đánh giá những cam kết đối với việc ủng hộ bảo vệ sự sống của Giáo hội khi cuộc bầu cử tổng thống sắp đến gần.

Đức Giám mục John Stowe Địa phận Lexington, Kentucky, đã mô tả nửa đầu năm 2020 như là một “buổi tổng duyệt về những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu”, cho biết hôm thứ Sáu tuần trước 31/7 rằng đại dịch đã cho thấy rằng khi tất cả người Mỹ phải đối mặt với một mối đe dọa chung, “các nguồn lực mà chúng ta phải đối mặt những loại thách thức này không giống nhau”.

“Những bất công được đặt ra ở khả năng của việc một số người có thể làm việc tại nhà và những người khác không được làm việc tại nhà, một số người được tiếp cận với các phúc lợi của chính phủ và những người khác thì lại không được tiếp cận”, Đức Cha Stowe chia sẻ trong buổi phát trực tiếp vào ngày 31 tháng 7, “Giáo hội sau năm 2020”.

Người điều hành sự kiện, Tiến sĩ Dan Cosacchi, Trợ lý giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Marywood, phát biểu với Crux rằng “các tham luận viên đã vẽ một bức tranh về một Giáo hội có rất nhiều điểm cần phải cải thiện, nhưng đồng thời, rất nhiều điều đáng hy vọng”.

Đức Cha Stowe có sự kết hợp tham gia của Tiến sĩ Shannen Dee Williams, Trợ lý giáo sư về lịch sử tại Đại học Villanova, và Michael Bayer, một Thừa tác viên giáo dân tại Chicago.

Ba tham luận viên lập luận một cách mạnh mẽ rằng uy tín của Giáo hội đang đi đúng hướng theo cách mà người Công giáo – cả giáo sĩ và giáo dân – tham gia vào công việc hoạch định của quốc gia với một lịch sử được củng cố bởi chủ trương ‘thượng đẳng da trắng’ (white supremacy).

“Một trong những điều đầu tiên mà Giáo hội cần phải làm đó là nói lên sự thật về chính mình”, Tiến sĩ Williams nói. ““Nó phải xin lỗi chính thức; nó phải chính thức thừa nhận vai trò riêng của Giáo hội trong lịch sử của sự chiếm hữu nô lệ và những hành vi phân biệt”.

““Giáo hội chưa bao giờ là một người ngoài cuộc vô tội trong lịch sử này, Giáo hội đã ở hiện diện ở đó vào thời kỳ đầu”, Tiến sĩ Williams tiếp tục, đồng thời chỉ ra sự hiện diện đáng lo ngại của các nhà nguyện và các Linh mục trong những bối cảnh lịch sử quan trọng của hệ thống buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương.

“Điều đó đồng nghĩa với việc Giáo hội là chủ nô đầu tiên ở châu Mỹ, mà bằng cách nào đó rất nhiều người trong chúng ta chưa biết đến lịch sử đó, nhưng nó ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta”, Tiến sĩ Williams nói.

Nhà sử học cho biết rằng bà đã được khuyến khích trong những tháng gần đây bởi các trường học Công giáo đã liên hệ với bà để triển khai những cách thức nhằm tích hợp lịch sử Công giáo Da đen vào chương trình giảng dạy của họ.

Việc khôi phục và giảng dạy lịch sử đó, Tiến sĩ Williams lập luận, là chìa khóa để đưa Giáo hội tiến lên phía trước bởi vì “bản thiết kế chi tiết nằm trong lịch sử đó, vì các tín hữu chưa bao giờ được dạy việc biến người khác thành nô lệ là sai lầm, vì người ta chưa bao giờ được dạy rằng việc loại trừ một người nào đó vì màu da của họ là điều sai trái”.

Đức Cha Stowe đã chia sẻ về “sự chuyển đổi đang diễn ra” về các vấn đề chủng tộc, đồng thời lưu ý những phản ứng cứng rắn trong khu vực của ngài đối với những từ ngữ như “sự thượng đẳng da trắng” và mối quan tâm của mình về việc làm thế nào để “nói về đặc quyền của người da trắng cho những công nhân khai thác than thất nghiệp ở Appalachia”.

Vị Giám chức Địa phận Kentucky cho biết sự thay đổi của ngài đã được định hình bởi sự hướng dẫn của Linh mục Bryan Massingale, tác giả cuốn “Công lý chủng tộc và Giáo hội Công giáo” (Racial Justice and the Catholic Church), người đã thúc đẩy Đức Cha Stowe tiếp cận bằng cách hỏi ngài rằng: “Tại sao chỉ có sự an nhàn của người da trắng khiến ngài lo lắng?”.

“Đó là một chủ đề khó chịu đối với tất cả những ai có liên quan”, Đức Cha Stowe thừa nhận, “nhưng không ai phải chịu đựng đau khổ như cộng đồng người Mỹ gốc Phi khi nói đến chế độ nô lệ, và không ai đau khổ như người da màu khi nói đến câu chuyện có tính cách quy chuẩn của người da trắng trong xã hội của chúng ta và thật đáng buồn , trong Giáo hội của chúng ta”.

“Nếu chúng ta đánh giá lương tâm một cách chân thành, chúng ta phải thừa nhận việc nhiều người trong chúng ta được hưởng lợi từ chủ trương đặc quyền da trắng, thậm chí ngay cả khi chúng ta không muốn thừa nhận hay chấp nhận điều đó”, Đức Cha Stowe nói. “Nó quả là thực tế  đối với chúng ta cũng giống như nó đúng với những người bị áp bức bởi chủ trương này”.

Đức Cha Bayer cho biết thêm rằng người Công giáo da trắng có trách nhiệm cần phải nỗ lực làm việc để phá bỏ “các hệ thống, các chính sách và thể chế, bao gồm cả trong chính Giáo hội Công giáo của chúng ta, vốn tiếp tục mang lại lợi ích cho những người da trắng một cách không cân xứng ở đất nước này”.

Việc các trường học và các Giáo xứ Công giáo trên khắp đất nước sắp đóng cửa, Đức Cha Bayer chỉ ra, tạo cơ hội cho những người Công giáo da trắng giàu có thực hành tinh thần liên đới bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính cho các Giáo xứ và các trường học trong các cộng đồng da màu như “một bước tiến cụ thể, một bước tiến khiêm tốn hướng tới sự đền bù những thiệt hại đã gây ra”.

Cuộc thảo luận của các tham luận viên cũng đề cập đến ý nghĩa của việc Giáo hội trở thành nhân chứng đáng tin cậy cho các cam kết ủng hộ việc bảo vệ sự sống của mình với cuộc bầu cử năm 2020 sắp tới.

Đức Cha Stowe đã bày tỏ sự thất vọng của mình rằng các chỉ dẫn của Đức Giáo hoàng Phanxicô về “tổng thể các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ sự sống” không phải lúc nào cũng được đưa vào các tài liệu giảng dạy của các Giám mục Hoa Kỳ.

Quyết định loại bỏ một đoạn văn có quan điểm của Đức Phanxicô về ý nghĩa của việc hoàn toàn ủng hộ việc bảo vệ sự sống khỏi tài liệu mang tên “Hình thành Lương tâm đối với Quyền Công dân của các tín hữu” – hướng dẫn của các Giám mục Hoa Kỳ dành cho các cử tri – là “một ngày đau buồn đối với giới lãnh đạo của Giáo hội ở Hoa Kỳ”, Đức Cha Stowe nói.

Các bình luận của Đức Cha Stowe liên quan đến việc các Giám mục Hoa Kỳ từ chối sửa đổi được đề xuất vào tháng 11 năm 2019 của Đức Hồng y Blase Cupich để dưa vào đoạn 101 trích Tông huấn “Gaudete et Exsultate” của Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong đó kêu gọi sự bảo vệ “rõ ràng, vững chắc và đầy nhiệt huyết” đối với những đứa trẻ chưa được sinh ra và đồng thời cho biết rằng “điều thiêng liêng không kém, tuy nhiên, đó là sự sống của những người nghèo, những người đã được sinh ra, những người nghèo khổ, những người bị bỏ rơi và những người kém may mắn, những người yếu đuối dễ bị tổn thương, những người lớn tuổi đối mặt với vấn đề an tử, nạn nhân của nạn buôn người, các hình thức nô lệ mới, và mọi hình thức của sự từ chối”.

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho chúng ta một định nghĩa tuyệt vời về ý nghĩa của việc ủng hộ bảo vệ sự sống, và về cơ bản Ngài nói với chúng ta rằng chúng ta không thể tự nhận mình là người ủng hộ việc bảo vệ sự sống chung nếu chúng ta ủng hộ việc tách biệt trẻ em khỏi cha mẹ của chúng ở biên giới Hoa Kỳ”, Đức Giám mục Stowe giải thích.

“Nếu chúng ta ủng hộ việc đẩy những người dân ở biên giới vào tình thế bị đe dọa bởi COVID-19 vì các cơ sở họ đang ẩn náu, nếu chúng ta ủng hộ việc từ chối những người có nhu cầu cần được tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ, nếu chúng ta tước đoạt khỏi những người này cơ hội có được nhà ở hoặc giáo dục mà họ cần, chúng ta sẽ không thể tự gọi mình là những người ủng hộ việc bảo vệ sự sống”, Đức Giám mục Stowe cho biết thêm.

Việc trở thành những người ủng hộ việc bảo vệ sự sống vào năm 2020, Đức Cha Stowe lập luận, nghĩa là nhận ra sự quan tâm sâu sắc của Giáo hội đối với những đứa trẻ chưa được sinh ra – “đó chính là nền tảng đối với chúng ta” – được kết nối với nhiều vấn đề khác liên quan đến sự sống con người, một cách tiếp cận có nguồn gốc từ đạo đức sống nhất quán “áo liền quần” được cố Hồng y Joseph Bernardin Địa phận Chicago nhấn mạnh một cách rõ ràng vào những năm 1980.

“Đối với vị tổng thống này, người tự gọi mình là người ủng hộ việc bảo vệ sự sống”, Đức Cha Stowe tiếp tục, “và đối với bất kỳ ai ủng hộ ông ta vì tuyên bố ủng hộ bảo vệ sự sống, gần như là sự thiếu hiểu biết có chủ  ý”.

“Ông ta hoàn toàn chống lại sự sống con người, bởi vì ông ta chỉ quan tâm đến bản thân mình, và ông ấy đã cho thấy rất nhiều biểu hiện về điều đó”, vị Giám mục Địa phận Kentucky nói.

Sự kiện trực tuyến hôm thứ Sáu 31/7 là sự kiện đầu tiên trong một số cuộc đối thoại về tương lai của Giáo hội, được tài trợ bởi ‘Pax Romana ICMICA’, vốn được xác định như là một cộng đồng toàn cầu gồm các chuyên gia và các trí thức Công giáo.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube