Đức Hồng Y Zen: 'Không có sự tin tưởng' đối với tự do tôn giáo tại Hồng Kông sau luật an ninh mới

Cardinal_Joseph_Zen_Ze_kiun_speaks_at_the_Asianews_Conference_at_the_Pontifical_Urbaniana_University_in_Rome_Nov_18_2014_Credit_Bohumil_Petrik_CNA_CNA_11_19_14_1_1

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen), nguyên Giám mục Địa phận Hồng Kông, đã cảnh báo rằng luật an ninh mới có thể dẫn đến sự kìm hãm đối với tự do tôn giáo.

Trong một loạt các video được đăng tải hôm thứ Ba trên trang Facebook, “Người Công giáo lo lắng về Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông”, Đức Hồng Y Zen cho biết rằng ngài ‘không tin tưởng’ vào các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo trong luật an ninh mới.

Vào ngày 28 tháng 5, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã phê chuẩn một nghị quyết áp đặt “luật an ninh” đối với Hồng Kông. Những luật này nhằm mục đích hình sự hóa bất cứ điều gì Bắc Kinh xem như “sự can thiệp từ nước ngoài”, các hoạt động ly khai hoặc lật đổ quyền lực nhà nước, và đồng thờisẽ cho phép các lực lượng an ninh Trung Quốc hoạt động trong thành phố.

Mặc dù các điều khoản đầy đủ của luật này chỉ được công bố vào ngày 30 tháng 6, tuần trước, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (John Tong Hon), người kế vị của Đức Hồng y Zen là với tư cách Giám mục và hiện là Giám quản của Giáo phận, đã công khai lên tiếng ủng hộ các biện pháp và nói rằng đó không phải là mối đe dọa đối với tự do tôn giáo.

“Cá nhân tôi tin rằng Luật An ninh Quốc gia sẽ không có hiệu lực đối với tự do tôn giáo, bởi vì Điều 32 của Luật cơ bản đảm bảo rằng chúng ta có tự do tôn giáo, và chúng ta cũng có thể công khai thuyết giảng và tổ chức các nghi lễ tôn giáo, và tham gia vào các hoạt động tôn giáo”, Đức Hồng Y Tong Hon phát biểu với tờ báo Giáo phận vào tuần trước.

Đức Hồng y Zen cho biết ngài nghĩ rằng đó quả là một “sai lầm” khi mọi người được chính phủ khuyến khích lên tiếng ủng hộ luật này trước khi các chi tiết đầy đủ được tiết lộ, nhưng đồng thời thừa nhận rằng người kế nhiệm của ngài đang ở trong một tình huống “đòi hỏi phải tế nhị”.

“Một mặt, sẽ có rất nhiều rắc rối nếu chúng ta không ủng hộ chính phủ. Chúng ta không bao giờ biết họ sẽ làm gì với Giáo hội của chúng ta”, Đức Hồng y Zen nói. “Mặt khác, Đức Hồng y Tong đã khiến nhiều người trong Giáo hội thất vọng khi bày tỏ sự ủng hộ của mình”.

Các điều khoản đầy đủ của luật này đã được công bố vào tối ngày 30 tháng 6 ngay trước ngày 1 tháng 7, ngày kỷ niệm việc Anh bàn giao khu vực cho Trung Quốc, mà theo truyền thống là ngày biểu tình ủng hộ dân chủ trong thành phố.

Theo luật mới, một người bị kết án ly khai, lật đổ chính quyền, khủng bố hoặc thông đồng với các lực lượng nước ngoài sẽ phải nhận tối thiểu 10 năm tù, với khả năng có thể bị kết án chung thân. Định nghĩa rộng rãi của luật này về khủng bố bao gồm hành vi đốt phá và phá hoại giao thông công cộng “với mục đích đe dọa chính phủ Hồng Kông hoặc chính phủ Trung Quốc vì các mục đích chính trị”.

“Điều này không chỉ chống lại chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống chính sách, mà còn chống lại Luật cơ bản của Hồng Kông”, Đức Hồng y Zen chia sẻ về các biện pháp mới.

Điều khoản của luật này liên quan đến hành vi thông đồng với chính phủ nước ngoài đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong cộng đồng Công giáo Hồng Kông.

Đức Hồng Y Tong Hon vào tuần trước cho biết rằng ngài tin rằng sự độc lập của Giáo phận với chính phủ đại lục và Giáo hội được nhà nước bảo trợ, Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, sẽ không bị coi như là hành vi thông đồng với một chính phủ nước ngoài. Giáo phận, Đức Hồng Y Tong Hon nói, “luôn luôn có mối quan hệ trực tiếp với Vatican; mối quan hệ giữa giáo phận Hồng Kông và Vatican phải được coi như là một vấn đề nội bộ”.

Sau luật an ninh quốc gia, không nên coi đó như là ‘sự thông đồng với các thế lực nước ngoài’”, Đức Hồng Y Tong Hon phát biểu với tờ báo Giáo phận.

Đức Hồng y Zen cho biết rằng trong khi Đức Hồng y Tong có thể tin tưởng rằng luật mới sẽ không được sử dụng để đặt Giáo hội địa phương dưới sự kiểm soát của đại lục, Ngài “không tin tưởng” rằng điều này sẽ đúng như vậy.

“Tự do tôn giáo của chúng ta đồng nghĩa với việc chúng ta tự giải quyết các vấn đề của Giáo hội mà không liên quan đến chính phủ”, Đức Hồng y Zen chia sẻ trong đoạn video được đăng tải hôm thứ Ba.

Đức Hồng y Zen lưu ý hồ sơ dài về sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề tôn giáo trên đại lục, bao gồm cả những nỗ lực gần đây của chính phủ để dịch lại Kinh Thánh để trở nên phù hợp hơn với phong tục của Trung Quốc và phản ánh các nguyên tắc của Cộng sản.

“Ngay cả Đức Hồng y Tong cũng sẽ đồng ý rằng không có tự do tôn giáo thực sự trên đất liền, nhưng chính phủ đã phủ nhận thực tế này”, Đức Hồng y Zen nói. “Quả là vô nghĩa khi tranh luận theo nghĩa đen các thuật ngữ của luật này, đó là một thực tế cần được nhận thức”, Đức Hồng y Zen cho biết thêm.

Đức Hồng y Zen cho biết rằng Đức Hồng y Tong vẫn chưa phải đối mặt với những câu hỏi mà ngài “có thể gặp khó khăn khi trả lời”, kể cả khi “Hiệp hội yêu nước Trung Quốc có thể tuân theo truyền thống của đức tin Công giáo của chúng ta”, và phản ứng của Đức Hồng Y Tong sẽ là gì nếu chính phủ thành lập một nhóm Hiệp hội Yêu nước Công giáo trong thành phố.

Đức Hồng y Zen cũng lưu ý về việc thiếu sự ủng hộ, hoặc thậm chí phản ứng từ Tòa Thánh về những tiến triển gần đây cả ở Hồng Kông và đại lục.

“Tôi không biết tại sao Vatican vẫn tiếp tục giữ im lặng, có lẽ Vatican hy vọng sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục”, theo Đức Hồng y Zen, người cũng chỉ trích thỏa thuận tạm thời của Vatican với Trung Quốc về việc hợp thức hóa và bổ nhiệm các Giám mục ở đại lục, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 9.

Trong khi các điều khoản của thỏa thuận vẫn chưa được công bố, Đức Hồng y Zen cho biết rằng “chúng ta có thể thấy không có lợi gì” từ thỏa thuận đối với người Công giáo Trung Quốc, thêm vào đó là “không có tự do tôn giáo thực sự” trên đại lục.

“Đây không phải là một thỏa thuận đáng được cân nhắc”, Đức Hồng y Zen nói.

Minh Tuệ (theo CWR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube