Đức Hồng Y Tagle: “Ngôn ngữ của truyền giáo là tinh thần bác ái”

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc

Để loan báo Tin Mừng trong thời đại ngày hôm nay, ngôn ngữ được nhân loại hiểu rõ nhất đó là tinh thần từ thiện bác ái, chứ không phải những lời giải thích về thần học vĩ đại. Chính vì lý do này, các Tu sĩ Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn có một vai trò đặc biệt, liên quan đến đặc sủng của họ: Thánh Vinh Sơn Phao lô và Thánh Louise de Marillac (Đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn) là “dấu chỉ mạnh mẽ của ngôn ngữ này”.

Trên đây là những điều Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, chia sẻ về các Tu sĩ Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, trong một chuyến viếng thăm gần đây đến Tu hội Truyền giáo này. Chấp nhận lời mời của Bề trên Tổng Quyền, Linh mục Tomaž Mavrič, Đức Hồng Y Tagle đã gặp các thành viên của Ban quản trị Trung ương Dòng tại Rome vào ngày 17 tháng Sáu.

Phát biểu với các Tu sĩ, Đức Hồng Y Tagle đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ cụ thể và quan trọng hiện nay: trở thành những người truyền cảm hứng về tinh thần bác ái cho người khác; tham gia vào hoạt động từ thiện bác ái vốn “hình thành nên một cộng đoàn”; và tiếp tục việc thúc đẩy hoạt động từ thiện bác ái tích cực trong công cuộc đào tạo các giáo sĩ (nghĩ về việc phục vụ như là một hành động từ thiện bác ái).

Đề cập đến việc “Tân Phúc Âm Hóa”, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc đã lưu ý về một sự mơ hồ xung quanh cách diễn tả này (được sử dụng lần đầu tiên bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô II), vì trong một số trường hợp, nó làm dấy lên tinh thần nhiệt huyết và đồng thời dấy lên nơi những người khác sự ngạc nhiên, bởi vì “truyền giáo luôn luôn là một điều gì đó mới mẻ”: nếu có thể nói như thế, chúng ta phải luôn tái khám phá tính mới lạ của hoạt động đã có từ lâu trong Giáo hội”.

“Thách thức hiện tại đó chính là việc phân định về cách thức làm thế nào để chúng ta có thể trình bày Tin Mừng, vốn luôn luôn giống nhau, trong một thế giới đang thay đổi”, Đức Hồng Y Tagle nói.

Một khía cạnh xuất hiện từ cuộc tranh luận đó là quá nhấn mạnh về mặt tri thức trong việc đào tạo thần học trong suốt lịch sử Giáo hội. Thực ra, tri thức chỉ là một khía cạnh của một quá trình đào tạo toàn diện hơn.

Thậm chí ngay cả khi hoạt động tông đồ là một khía cạnh thiết yếu: nó phải được tái khám phá một cách cấp bách nếu chúng ta muốn việc đào tạo thần học không rơi vào ý thức hệ như vẫn thường xảy ra, Đức Hồng y Tagle nhấn mạnh.

Vấn đề cuối cùng được đề cập trong cuộc gặp gỡ có liên quan đến việc chăm sóc ngôi nhà chung, cụ thể là Thông điệp Laudato Sì.

Đức Hồng y Tagle đã nhắc lại những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô, mà theo đó, Thông điệp Laudato Sì không phải là một tài liệu sinh thái, mà là một tài liệu về Học thuyết xã hội của Giáo hội.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mức về những vấn đề này, thậm ngay cả giữa các Linh mục và Giám mục, Đức Hồng Y Tagle lên án.

Đức Hồng Y Tagle cũng cho biết thêm rằng mặc dù có những điểm tương đồng với các chiến dịch của các phong trào sinh thái, nhưng cũng có một sự khác biệt đáng kể: trong đó các Kitô hữu nói về “việc bảo vệ và gìn giữ công trình Sáng tạo”, và công trình của Thiên Chúa, đối với các phong trào sinh thái, đó đơn giản chỉ là vấn đề về “bản chất” hay môi trường.

Minh Tuệ (theo Novenas)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube