Đức Hồng Y Czerny: 'Fratelli tutti' chỉ ra con đường về cách cư xử thích hợp đối với những người di cư

Một người di cư cố gắng làm ấm bản thân tại trại Lipa ở Bihac, Bosnia và Herzegovina, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (ANSA)

Một người di cư đang cố gắng giữ ấm cơ thể tại trại tập trung Lipa ở Bihac, Bosnia và Herzegovina, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (Ảnh: ANSA)

Trong một bài đăng trên trang blog cho Ủy ban Di dân Công giáo, Đức Hồng y Michael Czerny đã mô tả tầm quan trọng của Thông điệp ‘Fratelli Tutti’ được áp dụng cho hoàn cảnh của những người di cư và những người tị nạn.

Thông điệp mới của ĐTC Phanxicô, Fratelli tutti, nói trực tiếp đến “niềm vui và hy vọng, nỗi đau buồn và lo lắng” của những người di cư, người tị nạn, và thực sự là tất cả những người phải di tản và bị gạt ra bên lề xã hội. “

Thông điệp mới của ĐTC Phanxicô, “Fratelli Tutti”, đề cập trực tiếp đến “niềm vui và hy vọng, sự đau buồn và lo lắng” của những người di cư, những người tị nạn, và thật vậy, của tất cả những người bị buộc phải di tản và bị gạt ra bên lề xã hội”.

Trên đây là cách Đức Hồng y Michael Czerny, phó Tổng Thư ký Phân Bộ Di dân và Tị nạn của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện của Vatican, mở đầu bài viết của mình cho trang blog do Ủy ban Di dân Công giáo Quốc tế điều hành, có tựa đề “Fratelli Tutti và hoàn cảnh của những người bị di tản”.

Cách đối xử với những người di cư

Đức Hồng Y Czerny viết rằng trọng tâm của Thông điệp đó là lời kêu gọi về “tinh thần huynh đệ và tình hữu nghị xã hội lớn hơn giữa tất cả các dân tộc và các quốc gia”.

Đức Hồng Y Czerny giải thích rằng Đức Thánh Cha đang kêu gọi “tinh thần cởi mở huynh đệ cho phép chúng ta thừa nhận, đánh giá cao và yêu thương người khác, bất kể trạng thái gần gũi về thể lý, bất kể người đó sinh ra hay sống ở đâu”. Điều này, Đức Hồng Y Czerny tiếp tục, có “ý nghĩa rõ ràng” đối với cách chúng ta cư xử với những người xin tị nạn, những người tị nạn, những người di cư trong nước và những anh chị em di dân dễ bị tổn thương.

Theo Đức Hồng y Czerny, tất cả bắt đầu với việc công nhận “quyền không phải di cư, nghĩa là tiếp tục được ở lại quê hương xứ sở của một người”. Điều này là do mỗi người đều có quyền có một cuộc sống phù hợp với phẩm giá tại chính ngôi nhà và quê hương xứ sở của họ. Điều này, theo ngài, “đòi hỏi toàn thế giới phải có trách nhiệm hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn có cơ hội phát triển”.

Tôn trọng nhân quyền

Tình trạng nghèo nàn và đói kém hiện “vẫn còn lan tràn”, Đức Hồng Y Czerny tiếp tục, và đồng thời, ngôi nhà chung của chúng ta đang kêu gào vì những tổn hại mà chúng ta đã gây ra cho môi trường.

 “Như Fratelli Tutti lưu ý, những người di dời thường chạy trốn chiến tranh, khủng bố và thảm họa thiên nhiên — thường liên quan đến các thảm họa về môi trường và xã hội”, Đức Hồng Y Czerny nói.

Do những thảm họa này, “chúng ta có nghĩa vụ tôn trọng quyền của mọi cá nhân được tìm thấy một nơi đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ và của gia đình họ, và nơi họ có thể tìm thấy sự hoàn thành ước nguyện của chính mình”. Và phản ứng luân lý thích hợp đối với tất cả những người bị buộc phải chạy trốn có thể được tóm gọn trong bốn động từ chủ động: “chào đón, bảo vệ, khuyến khích, và hội nhập”.

‘Những món quà được trao đổi qua lại với nhau’

Đức Hồng Y Czerny tiếp tục cho biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô dạy rằng sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa khác nhau do vấn đề di cư mang lại có thể dẫn đến sự phong phú lẫn nhau— “những món quà được trao đổi với nhau” như Ngài đã đề cập.

“Như những ví dụ cụ thể, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến sự phong phú văn hóa do những người di cư Latino đến Hoa Kỳ và những người di cư Ý đến quê hương Argentina của Ngài”.

Cuối cùng, Đức Hồng Y Czerny cảnh báo rằng “đây chính là tương lai của chúng ta và cần phải được chia sẻ với những người cần được giúp đỡ, bao gồm cả những người di cư và những người tị nạn. Chúng ta hãy tiếp thu lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về một thế giới công bằng hơn, nhân bản hơn và huynh đệ hơn dựa trên tình yêu thương và việc làm phong phú lẫn nhau thay vì thái độ nghi ngờ và thờ ơ lạnh nhạt”.

Đức Hồng Y Czerny kết thúc bài đăng trên trang blog của mình bằng một trong hai lời cầu nguyện khép lại “Fratelli Tutti”:

Chớ gì tâm hồn chúng ta luôn luôn rộng mở cho tất cả mọi dân tộc và quốc gia trên trái đất.

Xin mở rộng trái tim chúng con

hướng đến mọi dân mọi nước trên mặt đất này.

Xin giúp chúng con nhận ra sự tốt lành và vẻ đẹp

mà Chúa đã gieo vào mỗi người chúng con,

nhờ đó chúng con kiến tạo những mối dây hiệp nhất,

những dự án chung, và những giấc mơ cùng chia sẻ. Amen.

 Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube