Đại sứ mới của Tòa Thánh tại Hoa Kỳ: "Tất cả chúng ta, phải là chứng nhân cho ​​sự thật"

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 09-03-2017 | 14:06:32

Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre đến Hoa Kỳ trình bày về tác động của Đức Thánh Cha Phanxicô, về nền tảng chung giữa Tòa Thánh và Nhà Trắng, và ích lợi của đời sống thiêng liêng của người trẻ.

IMG_1859

Đức Tổng Giám mục Christophe Pierre, 71 tuổi, được bổ nhiệm vào tháng 4 năm ngoái làm Đại sứ tức là vị Đại diện Đức Thánh Cha – tại Hoa Kỳ.

Đức Tổng Giám mục Pierre, người Pháp, đã được thụ phong linh mục vào năm 1970 và theo học tại Học viện Giáo hoàng tại trung tâm đào tạo của Tòa Thánh cho các đoàn ngoại giao ở Roma. Trong khi ở Rôma, Ngài được học vị tiến sĩ giáo luật và vào bộ ngoại giao của giáo hoàng năm 1977, được gửi tới New Zealand, Zimbabwe, Cuba và văn phòng của Người quan sát thường trực của Toà thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ.

Năm 1995, ĐGH Gioan Phaolô II đã đặt ngài làm Đại sứ Tòa Thánh đến Haiti và giữ chức tổng giám mục Gunela. Ngài được phong chức giám mục vào ngày 24 Tháng Chín năm 1995. Ngài được chuyển đến Uganda vào năm 1999 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sau đó Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm đến Mêxicô vào năm 2007, nơi ngài vẫn phục vụ cho đến khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ định ngài đến Washington, D.C.

Vào tháng 12, Đức Tổng Giám mục Pierre đã nói chuyện với Lauren Ashburn, đặc trách và tổng biên tập tờ EWTN News Nightly. Sau đây là những trích đoạn trong cuộc phỏng vấn.

Tôi không chắc rằng nhiều người biết Đặc sứ viên giáo hoàng là gì. Ngài có thể giải thích cho chúng tôi không?

Về cơ bản, Đặc sứ viên là người đại diện cho Đức Giáo Hoàng. Bạn biết nó hoạt động như thế nào trong Giáo hội Công giáo. Bạn biết rằng Đức Giáo Hoàng là người kế nhiệm tông đồ Phêrô, và ngài đã lãnh nhận sứ mệnh dẫn dắt Giáo hội, hợp nhất Giáo Hội, giúp đỡ và duy trì sự thống nhất tất cả các Giáo Hội nhằm làm lan rộng khắp thế giới. Tôi tin đây là … vẻ đẹp của Giáo hội Công giáo.

Bạn đã được lựa chọn bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, và chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng ở đây là một thành công lớn. Người Mỹ, không chỉ người Công giáo Hoa Kỳ, đã đón nhận Ngài, và nhiều người đã được truyền cảm hứng. Tại sao bạn nghĩ rằng người Mỹ cảm thấy như vậy ngưỡng mộ cho Ngài?

Tôi đã biết rất nhiều về Đức Thánh Cha. Tôi đã sống với Ngài, và tôi cũng thấy cách người dân nhìn vào Ngài, đặc biệt là trong năm ngày Ngài ở Mexico năm ngoái. Tôi nghĩ mọi người cảm thấy rằng Đức Giáo hoàng gần gũi. Nhưng, cũng vậy, Đức Giáo Hoàng nói về Chúa Giêsu một cách đơn giản. Ngài là môn đệ của Chúa Giêsu. Đây là những gì tôi đã cảm nhận. Và những gì Ngài nói: “Hãy đi đến trái tim của người dân” Và, thực sự, nếu có một sự sửa đổi cho Giáo hội, tôi nghĩ, Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi chúng ta thực hiện sửa đổi như thế, đó là đến gần với dân chúng, và mang đến cho họ các giá trị của Tin Mừng cách đơn giản nhất. Sự tiếp xúc với Đức giáo hoàng – lời nói, thái độ của Ngài thực sự mời gọi – là lời mời đến một cuộc sống tốt đẹp có ý nghĩa thực sự.

Ngài sẽ bắt chước Đức Giáo hoàng, trở nên người gần gũi với dân chúng chứ?

Khi tôi nói chuyện với mọi người, tôi nói về Đức Giáo hoàng, không chỉ là sứ điệp của Đức Giáo Hoàng, mà đó là sứ điệp của Giáo Hội Công Giáo. Đây không chỉ là thông điệp của một người. Về cơ bản, tôi nghĩ rằng tôi đang cố gắng trở thành một đại diện trung thành của Đức Giáo Hoàng. Và điều đó đang được thực hiện.

Điều đó đang được thực hiện như thế nào?

Vâng, tôi không rõ. Mỗi người trong chúng ta đều có một đặc sủng riêng của mình. Về cơ bản, tôi là một linh mục, là một giám mục. Tôi đã được Tòa Thánh, được các vị giáo hoàng khác nhau mời gọi để đại diện cho họ, vì vậy tôi vẫn đang cố gắng hết sức.

Cuộc bầu cử năm 2016 thực sự nhấn mạnh một số sự phân chia sâu sắc ở Hoa Kỳ. Ngài đã ở đây từ tháng 4. Đây là bài thứ 10 của Ngài, và tôi tự hỏi: Ngài nghĩ vai trò của mình trong việc giúp hàn gắn sự nghiệp chính trị tại Washington ở đâu?

Số người Công giáo khoảng từ 70 đến 80 triệu người: là một phần của dân số Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng mọi thứ đang xảy ra và điều đó sẽ xảy ra với chính phủ mới này là do lợi ích của các giám mục, của bản thân tôi và của Đức Thánh Cha. Nhưng tất nhiên, điều chúng tôi quan tâm là cuộc sống, lợi ích và tương lai của người dân. Bạn biết các giám mục là mục tử, và là những người liên đới. Và khi người dân bày tỏ, ví dụ, sợ hãi về những gì có thể xảy ra … Tôi nghĩ rằng mục tử chia sẻ mối liên đới này, và muốn bày tỏ nó, ngay cả với các cơ quan tương lai của đất nước.

Ngài có nghĩ rằng Tòa Thánh và Nhà Trắng có thể tìm ra những điểm chung?

Vâng, như bạn biết, người dân, phúc lợi và tương lai của người dân. Nhưng bạn cũng biết rằng, tự do và các giá trị trong tôn giáo, phẩm giá và đời sống con người – cuộc sống con người là điều quan trọng nhất đối với chúng ta. Vì vậy, chúng tôi luôn xem xét kỹ lưỡng nếu như cuộc sống con người thực sự đang được tôn trọng. Không chỉ là sự sống của những đứa trẻ chưa sinh, mà là đời sống của trẻ em, của người di cư, vì đó là một khía cạnh khác.

Ngài có một quan điểm về việc nhập cư khá độc đáo, Ngài đã ở Mexico và ở đây. Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết một chút về điều đó?

Như bạn biết, tôi đã ở Mexico chín năm. Tôi đã nhìn thấy những đau khổ rất lớn của người dân ở đó. Chúng ta phải đi đến tận căn của vấn đề. Tôi nghĩ chúng ta không thể chỉ nói, “Đi” và “Không đi.” Nguyên nhân chính là nghèo đói. Bởi vì những người này là những người nghèo. Và họ đi vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta – tất cả chúng ta – có trách nhiệm xem họ là người thân cận, là người đồng hương với chúng ta, và tôi hiểu điều đó. Nhưng bạn biết rằng trong thế giới ngày nay, trách nhiệm này phải lớn hơn nhiều. Và dĩ nhiên, những người nghèo này đã phải chịu đựng nhiều nguy cơ, buôn bán ma túy và tương tụ như thế. Và chúng ta cũng phải để tâm đến tất cả những vấn đề này vì trong những năm ở Mêhicô, tôi đã nhìn thấy những đau khổ của những người này, những người bị đe dọa thực sự, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.

Nếu Ngài có thể nói một điều với chính quyền mới về nhập cư, điều đó sẽ là gì?

Vâng, tôi sẽ nói đây là một vấn đề mà tôi chưa có cách giải quyết. Đây là trách nhiệm của các chính trị gia, để tham dự vào đó. Nhưng đây cũng là trách nhiệm rộng lớn của tất cả chúng ta.

Một trong những vấn đề là những người Công giáo trẻ, đặc biệt là ở Mỹ, và chúng ta đang chứng kiến ​​sự sụt giảm của những người tham dự Thánh Lễ hàng tuần. Ngài nghĩ Giáo hội tại Hoa Kỳ có thể khuyến khích những người Công Giáo, người Công giáo trẻ, tích cực sống đức tin của họ như thế nào?

Trên thực tế, đó là mối quan tâm chính của tôi, và đó cũng là mối quan tâm chính của tôi cũng trong nhiệm vụ trước đây. Như bạn biết chúng ta sống trong những thời điểm khá khó khăn. Đức Giáo Hoàng nói với chúng ta rằng chúng ta đang ở thời điểm thay đổi đó.

Tất nhiên, mọi thời điểm đều khác nhau, điều đó hiển nhiên, nhưng trong thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm thấy, quan sát sự khó khăn của tất cả chúng ta, đặc biệt đối với tất cả những người có nhiệm vụ truyền tải, dạy dỗ, giáo dục, khắc phục để vượt qua các giá trị của chúng ta. Tôi nghĩ hầu hết các bậc cha mẹ đang lắng nghe chúng tôi hôm nay, họ biết điều đó; Họ biết rằng không dễ dàng để dạy con cái của họ, ví dụ như mời chúng đến nhà thờ. Ở ngay lúc đó, bọn trẻ nói, “Papa, con tự do; con không muốn đi.” Và những người cha đến với chúng tôi là những linh mục và nói rằng: ” Tôi nên làm gì? Con trai tôi không muốn [thực hành đức tin], Cha biết đấy, và tôi đã làm hết sức mình, nhưng chẳng thành công. “

Vì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta – linh mục, cha mẹ, thầy giáo, thậm chí cả các chính trị gia – ở giai đoạn nào đó, sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng. Tôi nên làm gì để chuyển tiếp, chuyển tải, những gì tôi tin tưởng, để con cái, học sinh, giáo dân của tôi có thể nhận được điều đó? Vì vậy, đây là một loại khủng hoảng. Do đó, trong bối cảnh này, tôi nghĩ rằng trẻ em, những người trẻ tuổi ngày nay, sống trong một thế giới khác.

Có lẽ trong quá khứ, giáo viên của đứa trẻ, là mẹ, cha, nhưng ngày nay không có. Có rất nhiều bậc thầy khác, và họ không dạy cùng một điều. Hãy nhớ rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, vào đầu triều đại của ngài, đã nói về một loại thuyết tương đối. Trên thực tế, chúng ta sống trong một thế giới mà tất cả các giá trị tương đồng. Và không có giá trị tuyệt đối.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng trong bối cảnh này, nhiều người trẻ đã không được chỉ dẫn đi theo hướng nào. Vì vậy, chúng ta thực sự cần phải tự hỏi mình: Chúng ta nên làm gì? Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta như là một Giáo Hội chính là mang đến cho các bạn trẻ khả năng gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, để biết sự thật, sự thật đến từ Thiên Chúa và từ các chứng nhân [đức tin] . Chúng ta nên, tất cả chúng ta, là chứng nhân cho ​​sự thật. Điều đó không dễ chút nào.

Thiện Đạt chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube