CRS giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư của người dân châu Phi khi COVID-19 đóng cửa biên giới

Trong bức ảnh này được chụp vào thứ Năm, ngày 21 tháng 5 năm 2020, một phái đoàn do Bộ trưởng Bộ Y tế Mali Michel Sidibe dẫn đầu, phải, đến thăm lều cách ly cho bệnh nhân bị nhiễm coronavirus ở Timbuktu, Mali. COVID-19 đã tìm đường đến Timbuktu, một thị trấn có tên từ lâu đã đồng nghĩa trên khắp thế giới với sự xa xôi. (Tín dụng: Baba Ahmed / AP.)

Trong bức ảnh được chụp vào thứ Năm, ngày 21 tháng 5 năm 2020, một phái đoàn do Bộ trưởng Bộ Y tế Mali Michel Sidibe dẫn đầu, phải, đến thăm lều cách ly dành cho các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus ở Timbuktu, Mali. COVID-19 đã tấn công Timbuktu, một thị trấn có tên từ lâu đồng nghĩa với sự xa xôi (Ảnh: Baba Ahmed / AP)

YAOUNDÉ, Cameroon – Cơ quan viện trợ Công giáo hàng đầu đang giúp người dân châu Phi tiếp tục ở lại quê hương của họ và tránh những chuyến hành trình thường xuyên nguy hiểm ra nước ngoài để tìm kiếm công ăn việc làm.

Tình cảnh đã được nhấn mạnh bởi đại dịch coronavirus COVID-19, vốn đã khiến hàng ngàn người dân châu Phi tìm cách trở về nhà nhưng bị ngăn chặn bởi việc đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

“Đại dịch COVID-19 được cho là đã làm tình trạng giảm di cư trong khu vực lên tới 50% trong vài tháng qua”, theo Erin Lockley, Giám đốc chương trình Dịch vụ Cứu trợ Công giáo (CRS) tại Tây Phi. CRS là cơ quan hỗ trợ và phát triển quốc tế của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

“Việc đóng cửa biên giới ở tất cả các quốc gia đã khiến người di cư bị mắc kẹt, đặc biệt là ở Agadez, Nigeria, một trung tâm quan trọng trong việc vận chuyển người di cư đến Bắc Phi”, bà Lockley phát biểu với Crux.

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 30.000 người di cư ở Tây Phi hiện đang bị mắc kẹt ở biên giới và hơn 2.000 người đang chờ đợi để được hỗ trợ tại các trung tâm quá cảnh quá tải, nơi họ có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19.

Liên Hợp Quốc cho biết hàng ngàn người di cư đã bị bỏ rơi trong sa mạc bởi những kẻ buôn lậu và buôn người dọc theo các tuyến đường di cư.

Cơ quan di cư của Liên Hợp Quốc lưu ý rằng khi các chính phủ ở Tây và Trung Phi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đóng cửa biên giới để bảo vệ đất nước của họ khỏi sự lây lan của COVID-19, “những người di cư, kể cả những người trong các tình huống bất thường, có thể tự nhận thấy mình bị ảnh hưởng một cách không tương xứng, không thể tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ xã hội hoặc tự bảo vệ mình”.

Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cho biết việc đóng cửa biên giới hạn chế hơn nữa các lựa chọn di cư thường xuyên bao gồm việc quay trở lại, đồng thời buộc người di cư phải thực hiện cuộc hành trình trên các tuyến đường di cư nguy hiểm hơn và khiến họ có nguy cơ bị khai thác, tống tiền hoặc lạm dụng.

Bà Lockley cho biết số người di cư đi qua Agadez được ước tính là “rất cao lên đến 150.000 người vào năm 2015 và khoảng 300.000 người trong sáu tháng đầu năm 2016”, nhưng mặc dù số lượng đã giảm trong những năm gần đây, các biện pháp cách ly xã hội do COVID-19 đồng nghĩa với việc nhiều người bị mắc kẹt trong thành phố.

“Những người di cư thường tin rằng có ‘những đồng cỏ xanh tươi hơn’ ở châu Âu hoặc Bắc Phi, và đồng thời tin rằng những cơ hội kinh tế tốt hơn đang chờ đợi họ ở đó”, bà Lockley phát biểu với Crux.

“Họ nghe được từ bạn bè hoặc những người thân quen có vẻ như đã có được cuộc sống tốt hơn ở những nơi đó. Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng luôn đúng, nhưng với tỷ lệ thất nghiệp cao như vậy ở Tây Phi, thậm chí ngay cả trong số những người được ăn học đang hoàng, những người di cư sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các gia đình và các thành viên cộng đồng coi những thanh niên này là nguồn hy vọng lớn cho gia đình, đặc biệt là về kinh tế và khuyến khích họ ra đi”, bà Lockley cho biết thêm.

“Về phương diện thể lý, những chuyến đi cực kỳ nguy hiểm, dù là trên đất liền hay trên biển. Nhiều người di cư đã phải đối mặt với các hành vi lạm dụng hoặc bỏ mặc từ những kẻ buôn lậu, và thật không may, nhiều người di cư đã phải mất mạng dọc đường”, bà Lockley chia sẻ.

“Bên cạnh những nguy hiểm về thể lý, nhiều người trẻ tuổi phải đối mặt với sự kỳ thị thực sự trong cộng đồng tại quê nhà của họ nếu họ không thành công trong cuộc hành trình của mình. Các gia đình và thành viên cộng đồng thường phải bán tài sản hoặc sử dụng đến các khoản tiết kiệm để những người trẻ tuổi có thể thực hiện các chuyến đi, và vì vậy khi họ quay lại mà không lấy lại được các tài sản đó, họ thường nhận thấy họ không được chào đón trở lại”, bà Lockley giải thích.

Để giúp giải quyết vấn đề, CRS đã triển khai Hành động bảo vệ và hội nhập người di cư ở Tây Phi (APIMA), một chương trình hợp tác với những người di cư quá cảnh ở Nigeria và Mali – vì các quốc gia này nằm dọc theo các tuyến di cư chính – và gửi trả những người di cư và những người trẻ tuổi đang suy nghĩ về việc di cư ở Sénégal, Gambia và Ghana.

“Dự án giúp những người di cư xem xét các cơ hội có sẵn cho họ tại địa phương thông qua việc đào tạo nghề nghiệp, các cuộc hội thảo về kỹ năng sống và việc làm, và đồng thời giúp đỡ những người di cư xử lý kinh nghiệm của họ thông qua các cuộc hội thảo về nhận thức chấn thương”, bà Lockley phát biểu với Crux.

Tại Sénégal, Gambia và Ghana, “dự án cũng có sự tham gia của giới trẻ vào các hoạt động dịch vụ cộng đồng và cung cấp các hội chợ việc làm”.

“Ngoài việc muốn giới trẻ coi trọng năng lực của bản thân và xem xét về việ làm thế nào để họ có thể tận dụng chúng trong cộng đồng tại quê nhà của họ, chúng tôi cũng mong muốn cộng đồng coi trọng những người trẻ của họ và khuyến khích họ ở lại, bà Lockley nói.

Bà Lockley cho biết dự án giúp những người trẻ tuổi và các cộng đồng suy nghĩ về những rủi ro khi di cư và xem xét các lựa chọn thay thế cho việc di cư, và đồng thời cho biết rằng các hoạt động đã được những người di cư và cộng đồng đón nhận nồng nhiệt và đã tiếp cận trực tiếp tới 4.739 người và ít nhất 20.000 người qua thông điệp radio.

“Chúng tôi đã thiết lập mạng lưới tiếp thị giới thiệu mạnh mẽ mà CRS và các đối tác Caritas của chúng tôi đã hợp tác với các tổ chức khác – giúp kết hợp những người trẻ tuổi với đào tạo nghề, hỗ trợ tâm lý xã hội và thậm chí chăm sóc sức khỏe”, bà Lockley phát biểu với Crux. “Dự án này đáp ứng cả nhu cầu ngắn hạn và trung hạn của những người trẻ tuổi ở cả năm quốc gia”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube