Cảnh báo về 'thảm họa nhân đạo' ở Nagorno-Karabakh

Trẻ em hơ tay trên lò đốt củi ở Nagorno-Karabakh

Trẻ em hơ tay trên chiếc lò đốt củi ở Nagorno-Karabakh

Một chính trị gia hàng đầu phục vụ Cộng hòa Artsakh (Nagorno-Karabakh) đã lặp lại mạnh mẽ sự bận tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình nhân đạo tại khu vực mong manh này.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNA, Ruben Vardanyan, Bộ trưởng Nhà nước Artsakh, cho biết rằng cộng đồng quốc tế phải hành động để ngăn chặn một “thảm họa nhân đạo” do việc phong tỏa Hành lang Lachin, nối liền vùng đất Nagarno-Karabakh với nước láng giềng Armenia.

Ông Ruben Vardanyan, 54 tuổi, nhậm chức Bộ trưởng Nhà nước vào tháng 11 năm 2022.

Ông Ruben Vardanyan, 54 tuổi, nhậm chức Bộ trưởng Nhà nước vào tháng 11 năm 2022.

Ông Vardanyan phát biểu với CNA Deutsch vào ngày 20 tháng 12: “Nếu hành lang Lachin không bị phong tỏa trong những ngày tới, các quốc gia và tổ chức quốc tế nên bắt đầu tổ chức các chuyến bay đến Artsakh bằng hành lang hàng không nhân đạo để đến Stepanakert. Điều này chắc chắn sẽ ngăn chặn một thảm họa nhân đạo ở Artsakh”.

Xấp xỉ khoảng 120.00 người Armenia, trong đó có 30.000 trẻ em, sống ở Nagarno-Karabakh, mà họ gọi là Cộng hòa Artsakh. Được biết, do hành lang Lachin bị phong tỏa của Azerbaijan, các cá nhân không thể tiếp cận các nhu yếu phẩm cơ bản, chẳng hạn như thực phẩm và thuốc men, và các gia đình đã bị chia cắt với nhau.

Vùng đất Nagorno-Karabakh ở Nam Kavkaz. Wikmedia (CC0)

Vùng đất Nagorno-Karabakh ở Nam Kavkaz (Ảnh: Wikmedia (CC0)

Trong bài phát biểu chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin trước Lễ Giáng Sinh vào ngày 18 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại của mình về tình hình: “Tôi lo ngại về các điều kiện nhân đạo bấp bênh của người dân, những điều kiện có nguy cơ xấu đi trong mùa đông”.

Trong cuộc phỏng vấn với CNA, ông Vardanyan đã cáo buộc Azerbaijan vì đã nỗ lực tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực bất ổn. Ông nói: “Như các bạn đã biết, kể từ ngày 12 tháng 12, Azerbaijan đã phong tỏa hành lang Lachin, con đường duy nhất giữa Artsakh (Nagorno Karabakh) và thế giới bên ngoài”.

“Chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất đàm phán và nỗ lực tìm ra giải pháp mà không bắt giữ 120.000 người làm con tin, nhưng thật không may, Azerbaijan muốn tạo ra thảm họa nhân đạo ở Artsakh, đây sẽ là một công cụ bổ sung để buộc người Armenia phải rời bỏ quê hương của họ”, ông Vardanyan tiếp tục.

“Với sự hỗ trợ của toàn bộ cộng đồng quốc tế, chúng ta cần gây thêm áp lực đối với Azerbaijan, bởi vì chúng ta không thể đặt tính mạng của 120.000 người vào nguy hiểm. Chúng ta có 30.000 trẻ em sống ở Artsakh, những người có quyền có một cuộc sống bình thường, một cuộc sống bình yên”.

Ông Vardanyan cũng cho biết rằng Cộng hòa Artsakh có ý nghĩa quan trọng đối với các Kitô hữu ở khắp mọi nơi. Ông phát biểu với CNA: “Artsakh không chỉ quan trọng đối với người dân Armenia. Đó là một nơi quan trọng đối với toàn thể thế giới Kitô giáo. Artsakh mang di sản Kitô giáo 1.700 năm. Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người đã kêu gọi Azerbaijan bỏ phong tỏa hành lang, đây thực sự là một con đường sống của 120.000 người”.

Ông Vardanyan cũng cho biết thêm rằng lộ trình dẫn tới hòa bình phải bắt đầu bằng việc dỡ bỏ phong tỏa hành lang then chốt.

“Azerbaijan nên bỏ phong tỏa hành lang Lachin”, ông Vardanyan bắt đầu. “Sau đó, với việc thiết lập một số cơ chế quốc tế, chúng tôi đã sẵn sàng đối thoại với Baku. Chúng tôi luôn mong muốn đàm phán và thảo luận. Các biện pháp cưỡng chế mà Azerbaijan thực hiện nhằm gây áp lực tâm lý và thể chất trên cơ sở hàng ngày lên người dân và buộc họ phải rời bỏ Artsakh sẽ thất bại”.

“Người dân ở đây có ý chí mạnh mẽ và ngoan cường; họ sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước áp lực”, ông Vardanyan nói.

Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng là một lãnh thổ tranh chấp phải tuân theo các cuộc đàm phán hòa bình do Nhóm OSCE Minsk làm trung gian.

Vào năm 2020, một cuộc chiến nổ ra ở Nagorno-Karabakh và khu vực xung quanh. Kết quả là một thỏa thuận ngừng bắn ba bên giữa Azerbaijan, Armenia và Nga, buộc Armenia phải trả lại tất cả các lãnh thổ bị chiếm đóng còn lại xung quanh Nagorono-Karabakh và tuyên bố rằng “Cộng hòa Azerbaijan sẽ đảm bảo an toàn về di chuyển đi lại cho mọi công dân, phương tiện và hàng hóa dọc theo hành lang Lachin theo cả hai hướng”.

Nguồn cung đang cạn kiệt do Hành lang Lachin bị phong tỏa.

Nguồn cung đang cạn kiệt do Hành lang Lachin bị phong tỏa.

“Tình hình hiện tại quả thực rất khó khăn, nhưng chúng tôi cố gắng kiểm soát tình hình, duy trì sự mạnh mẽ và kiên nhẫn lâu nhất có thể cho đến khi các lời kêu gọi và áp lực quốc tế mang lại kết quả rõ ràng buộc Azerbaijan phải thực hiện các nghĩa vụ của mình, điều vốn đã được ấn định trong các công ước quốc tế và tuyên bố ba bên vào ngày 9 tháng 11 năm 2020″, ông Vardanyan giải thích.

“Azerbaijan có nhiệm vụ không tạo ra bất kỳ trở ngại nào đối với mối liên hệ giữa Artsakh và Armenia, nhưng họ có thể nghĩ rằng có thể bỏ qua các quy tắc luật pháp quốc tế”, ông Vardanyan nói.

“Họ chưa bao giờ phải đối mặt với hậu quả khi khơi mào cuộc chiến tranh xâm lược Artsakh vào năm 2020. Vì vậy, họ cảm thấy rằng, vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc, bằng cách sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, họ có thể đạt được mục tiêu của mình”, ông Vardanyan tiếp tục.

“Với sự hỗ trợ của toàn bộ cộng đồng quốc tế, chúng ta cần gây thêm áp lực đối với Azerbaijan, bởi vì chúng ta không thể gây nguy hiểm cho tính mạng của 120.000 người. Chúng tôi có 30.000 trẻ em sống ở Artsakh, những đứa trẻ có quyền có một cuộc sống bình thường, yên bình”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube