‘Các Tôn giáo vì Hòa bình’ tại Na Uy kêu gọi chính phủ ký kết Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Ngày 10 tháng 12 năm 2017, Oslo, Na Uy: Vào tối ngày 10 tháng 12, khoảng 4.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại trung tâm Oslo để tuần hành thắp đuốc vì hòa bình. Sự kiện này diễn ra sau khi trao giải Nobel Hòa bình 2017, được trao cho Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN), vì "công việc thu hút sự chú ý đến những hậu quả nhân đạo thảm khốc của bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân và cho những nỗ lực mang tính đột phá để đạt được một hiệp ước cấm vũ khí như vậy ". Trong số đám đông có hơn 20 "Hibakusha", những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, cũng như một loạt các nhà hoạt động, các tổ chức dựa trên đức tin và những người khác hoạt động hoặc ủng hộ hoạt động vì hòa bình, theo cách này hay cách khác. Đây, Kerje Vindenes từ "Không với Bom nguyên tử", một trong những đối tác của ICAN. Vindenes đã hoạt động trong tổ chức từ những năm 80, và ông giải thích rằng trong những năm 80 và 90, họ là công cụ trong việc vận động mọi người trên khắp Na Uy chống lại vũ khí hạt nhân. (Ảnh: Albin Hillert / WCC)

Ngày 10 tháng 12 năm 2017, Oslo, Na Uy: Vào tối ngày 10 tháng 12, khoảng 4.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại trung tâm Oslo để tuần hành thắp đuốc vì hòa bình. Sự kiện này diễn ra sau khi trao giải Nobel Hòa bình 2017, được trao cho Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN), vì “công việc thu hút sự chú ý đến những hậu quả nhân đạo thảm khốc của bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân và cho những nỗ lực mang tính đột phá để đạt được một hiệp ước cấm vũ khí như vậy “. Trong số đám đông có hơn 20 “Hibakusha”, những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, cũng như đông đảo các nhà hoạt động, các tổ chức dựa trên đức tin và những người khác hoạt động hoặc ủng hộ hoạt động vì hòa bình, theo cách này hay cách khác. Trong bức hình, Kerje Vindenes đến từ Tổ chức “Nói không với Bom nguyên tử”, một trong những đối tác của ICAN. Ông Vindenes đã hoạt động trong tổ chức này từ những năm 80, và ông giải thích rằng trong những năm 80 và 90, họ là công cụ trong việc vận động mọi người trên khắp Na Uy chống lại vũ khí hạt nhân (Ảnh: Albin Hillert / WCC)

Lời kêu gọi từ đại diện của Các Tôn giáo vì Hòa bình ở Na Uy đang thúc giục chính phủ Na Uy tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc, sẽ có hiệu lực vào ngày 22 tháng 1.

‘Các Tôn giáo vì Hòa bình’ tại Na Uy đã thúc giục Chính phủ Na Uy tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc (TPNW), hướng tới việc trước hết thiết lập một lệnh cấm toàn diện đối với việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, dự trữ, đồn trú, chuyển giao, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng như các nghĩa vụ về việc hỗ trợ nạn nhân và khắc phục môi trường. Hiệp ướcHiệp ước này đã được phê chuẩn bởi 51 Quốc gia. Tuy nhiên, Na Uy luôn phản đối việc ký kết TPNW, đồng thời lập luận rằng nó sẽ mâu thuẫn với tư cách thành viên của mình trong NATO.

Rất tiếc rằng Na Uy đã không tham gia Hiệp ước

Trong suốt 50 năm tồn tại của mình, ‘Các Tôn giáo Vì Hòa bình’ đã hoạt động tích cực để ngăn cấm việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Theo trang web của Hội đồng các Giáo hội Thế giới, các nhà lãnh đạo người Na Uy của ‘Các Tôn giáo vì Hòa bình’ đã bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc” về việc Quốc gia này đã không tham gia Hiệp ước, đồng thời nhắc nhở rằng: “Mối đe dọa về một thảm họa hủy diệt hàng loạt sử dụng vũ khí hạt nhân là một trong những những lý do quan trọng để hơn 400 nhà lãnh đạo tôn giáo được quy tụ tại Kyoto, Nhật Bản vào năm 1970 để cùng tham dự Hội nghị của Các Tôn giáo vì Hòa bình Thế giới đầu tiên”.

“Với tư cách là đại diện của Các Tôn giáo vì Hòa bình tại Na Uy, chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng sự tồn tại và sử dụng vũ khí hạt nhân về cơ bản là mâu thuẫn với các giá trị tôn giáo và các nguyên tắc luân lý của chúng tôi”, lời kêu gọi nhấn mạnh. “Nhân danh nhân loại, chúng tôi không thể chấp nhận việc sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Không thể chấp nhận ủng hộ việc sử dụng vũ khí hạt nhân

Theo các nhà lãnh đạo hòa bình Na Uy, chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, luôn tồn tại nguy cơ rằng chúng có thể được sử dụng. Do đó, họ tuyên bố rằng: “Sự ủng hộ hiện tại của Na Uy đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân vốn vi phạm phẩm giá con người là không thể chấp nhận được”, đồng thời nhấn mạnh rằng “không có sự xung khắc dứt khoát nào giữa luật pháp quốc tế, các nguyên tắc đạo đức, tư cách thành viên của Na Uy trong NATO và việc phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân”.

Lưu ý rằng chi phí hàng năm được sử dụng cho vũ khí hạt nhân trên toàn cầu ước tính lên tới ít nhất 100 tỷ đô la Mỹ, lời kêu gọi cũng chỉ ra rằng: “Rất nhiều nguồn lực của chúng ta nên được sử dụng cho việc thăng tiến con người và bảo vệ thiên nhiên chứ không phải là đầu tư vào các loại vũ khí vốn có thể xóa sổ dân số thế giới”.

Thiên Ân (theo WCC)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube