Vị Giám chức Iraq: ‘Cần nhiều thời gian để xây dựng phẩm giá con người hơn là để xây dựng lại các công trình’

Những người đàn ông ở Kojo, Iraq, tụ tập vào ngày 6 tháng 2 năm 2021, gần các ngôi mộ của những người dân tộc thiểu số Yazidi đã bị giết bởi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo. Đức Tổng Giám mục Công giáo Chaldean Bashar Warda của Irbil, Iraq, vào ngày 14 tháng 7 năm 2021, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế ở Washington rằng ngoài nhu cầu cơ sở hạ tầng của Iraq, điều cần được xây dựng lại là phẩm giá của những người phải chịu đựng dưới chế độ Nhà nước Hồi giáo. (Nguồn: CNS photo / Thaier al-Sudani, Reuters)

Một số người dân Kojo, Iraq, tụ tập vào ngày 6 tháng 2 năm 2021, gần các ngôi mộ của những người thuộc nhóm sắc tộc thiểu số Yazidi đã bị giết hại bởi các chiến binh thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Đức Tổng Giám mục Công giáo Chaldean Bashar Warda Địa phận Irbil, Iraq, vào ngày 14 tháng 7 năm 2021, đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế ở Washington rằng ngoài nhu cầu cơ sở hạ tầng của Iraq, điều cần được xây dựng lại đó là phẩm giá của những người phải chịu đựng đau khổ dưới chế độ Nhà nước Hồi giáo (Ảnh: CNS/ Thaier al-Sudani, Reuters)

Khi các chiến binh của nhóm Nhà nước Hồi giáo đánh chiếm những vùng đất rộng lớn ở Iraq cách đây 7 năm, chúng đã đổ chất thải vào vô số tòa nhà và địa điểm tôn giáo.

Chúng cần được xây dựng lại ở khu vực Kurdistan của Iraq, Đức Tổng Giám mục Chaldean Bashar Warda Địa phận Irbil thừa nhận. Nhưng ngoài nhu cầu về cơ sở hạ tầng, điều cần được xây dựng lại là phẩm giá của những người phải chịu đựng đau khổ dưới thời IS.

“Sự đàn áp liên tục chống lại một nhóm, nếu không bị ngăn chặn, cuối cùng sẽ lấy đi tài sản vật chất, sinh kế, sự an toàn của họ và cuối cùng là phẩm giá con người của họ”, Đức Tổng Giám mục Warda cho biết trong bài phát biểu vào ngày 14 tháng 7 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế ở Washington.

“Một khi phẩm giá này bị phá hủy, gia đình và tất cả mọi sự ổn định xã hội cũng sẽ bị phá hủy cùng với nó. Và trong khi các tòa nhà có thể được xây dựng lại một cách nhanh chóng, việc khôi phục phẩm giá cho những người đã bị gạt ra bên lề và bị hạ thấp phẩm giá một cách tàn nhẫn vơi tư cách là những con người là một hành trình khó khăn hơn nhiều – một hành trình mà chi phí đằng sau đó lớn hơn nhiều so với bất kỳ công cuộc tái thiết vật chất nào”, Đức Tổng Giám mục Warda nói.

“Và sự phục hồi phẩm giá này đòi hỏi các nhà can thiệp quốc tế và những nhà cung cấp viện trợ thứ gì đó vượt ra ngoài những thước đo đơn thuần của những đồng đô la đã bỏ ra và các dự án đã hoàn thành”, Đức Tổng Giám mục Warda cho biết thêm.

“Nó đòi hỏi một sự đối xử trung thực và chân thành với những người bị ảnh hưởng bằng một điều đơn giản – đó là sự tôn trọng đối với họ như những con người. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh trước đây với cộng đồng viện trợ quốc tế: ‘Phải đặt con người lên trước các dự án’”.

Điều đó không có nghĩa là mọi thứ bị phá hủy trong cuộc tiếp quản lãnh thổ Iraq nhanh chóng đến chóng mặt của IS vào năm 2014 đã được xây dựng lại. Không giống như cuộc tranh luận tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhu cầu cơ sở hạ tầng của Mỹ, không có gì phải bàn cãi rằng Iraq cần được xây dựng lại toàn diện.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Catholic News Service vào ngày 15 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Warda cho biết một chính phủ quốc gia ổn định ở Iraq đồng nghĩa với việc “giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, nó sẽ có nghĩa là cung cấp công ăn việc làm cho những người trẻ tuổi. Iraq đang thực sự cần xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng. Nó giúp nền kinh tế phát triển”.

“Bạn có thể nói như vậy”, Đức Tổng Giám mục Warda cho biết thêm, “khi nói đến điện, khi nói đến nước, khi nói đến đường xá. Bệnh viện công cuối cùng được xây dựng vào năm 1986. Hãy tưởng tượng! Còn rất nhiều công việc cần phải thực hiện”.

Dưới sự chiếm đóng của IS, “những người cha bất lực trong việc chăm sóc gia đình. Bị biến thành những người ăn xin không nơi nương tựa, hầu hết họ đã trải qua nhiều năm không có cơ hội chu cấp cho gia đình và đảm bảo một tương lai có ý nghĩa cho con cái của họ”, Đức Tổng Giám mục Warda chia sẻ trong bài phát biểu của mình, “Tác động xã hội của Sự ngược đãi và Phân biệt đối xử đối với tôn giáo”.

“Những nỗ lực xây dựng doanh nghiệp vẫn bị đánh cắp bởi những kẻ bắt bớ họ – những người vẫn tiếp tục tồn tại ở Iraq nhưng giờ đây trong trang phục khác – ngay khi họ bắt đầu phát triển”, Đức Tổng Giám mục Warda nói.

“Các chương trình viện trợ, vốn được thiết kế để đạt được các mục tiêu xã hội, tài chính và chính trị được thiết kế ở phương Tây”, Đức Tổng Giám mục Warda giải thích, “nhắm đến những người tiếp nhận vô tội và bất lực liên quan đến những cách thức mà họ phải hành xử để được giúp đỡ trong tình trạng khốn cùng của họ”.

“Nói cách khác, như một điều kiện để nhận được sự bố thí, những người vô tội bị ngược đãi giờ đây phải cho phép mình bị phán xét nhiều hơn và chấp nhận sự thật mà không phản đối khi họ muốn”, Đức Tổng Giám mục Warda cho biết thêm. “Khi đó, sự sỉ nhục chồng chất sự sỉ nhục, và điều này dẫn đến điều gì?”

Câu trả lời của ngài: “Bất ổn, tan vỡ gia đình, tuyệt vọng vì sự phụ thuộc, và cuối cùng là cuộc di cư”.

Đức Tổng Giám mục Warda phát biểu với CNS rằng trong khi Tổng Giáo phận của ngài đã phát triển kể từ năm 2003, “chúng tôi có 2.600 gia đình đến từ Mosul chưa quay trở lại Mosul. Họ vẫn thấy nó bất ổn định, không an toàn, họ không có bất kỳ tài sản nào ngay cả khi họ sống ở đây. Chẳng còn công ăn việc làm. Điều đó dẫn đến sự bất an hiện tại”.

Hơn 40 tổ chức đã tham gia triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế, được tổ chức trực tiếp tại thủ đô của quốc gia và trực tuyến từ ngày 13 đến 15 tháng 7. Hội nghị bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và những người ủng hộ tự do tôn giáo trong một loạt các bài phát biểu, thảo luận và chương trình tập trung vào nhu cầu quan trọng của việc bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn cầu.

Ủy ban Công lý Quốc tế và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ là một trong những nhà tài trợ của hội nghị thượng đỉnh.

Đức Hồng y Timothy M. Dolan Địa phận New York, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, đã có bài phát biểu quan trọng tại bữa tối bế mạc vào ngày 15 tháng 7.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube