Vị Giám chức Canada: Các kế hoạch cho việc chữa lành và chiến dịch hòa giải sắp hoàn tất

Đức Giám mục William McGrattan Địa phận Calgary, Alberta, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada, được chụp trong một bức ảnh chưa ghi ngày tháng. Ông cho biết một khuôn khổ quốc gia cho một chiến dịch gây quỹ kéo dài 5 năm, trị giá 30 triệu đô la (23,5 triệu đô la Mỹ) để giúp chữa bệnh và hòa giải cho những học sinh sống sót trong khu dân cư và cộng đồng của họ sẽ đến vào năm mới. (Ảnh: CNS / Michael Swan, The Catholic Register)

Đức Giám mục William McGrattan Địa phận Calgary, Alberta, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada, trong bức ảnh không rõ ngày tháng. Vị Giám chức cho biết khuôn khổ quốc gia cho một chiến dịch gây quỹ kéo dài 5 năm, trị giá 30 triệu đô la (23,5 triệu đô la Mỹ) nhằm giúp chữa lành và hòa giải cho những học sinh sống sót của trường nội trú và các cộng đồng của họ sẽ được tiến hành trong năm mới (Ảnh: CNS / Michael Swan, The Catholic Register)

TORONTO – Một khuôn khổ quốc gia cho chiến dịch gây quỹ kéo dài 5 năm, trị giá 30 triệu đô la (23,5 triệu đô la Mỹ) nhằm giúp chữa lành và hòa giải cho những nạn nhân sống sót ở trường học nội trú và các cộng đồng của họ sẽ được tiến hành trong năm mới, Đức Giám mục William McGrattan, Phó Chủ tịch Hội đồng các Giám mục Công giáo Canada, phát biểu với tuần báo The Catholic Register.

Các quan chức của Giáo hội hy vọng rằng các kế hoạch cho chiến dịch, được công bố lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 9, sẽ hoàn thành vào tháng 11, nhưng việc chuẩn bị khuôn khổ cho nỗ lực của từng Giáo phận trên toàn quốc hóa ra phức tạp hơn ý định ban đầu.

Đức Giám mục McGrattan cho biết ngài  hy vọng rằng vào tháng Giêng hoặc tháng Hai, “những thông báo chi tiết sẽ có thể được chia sẻ với công chúng và các tín hữu Công giáo”.

“Chúng ta nhận thấy rằng việc này đã mất nhiều thời gian hơn dự kiến, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm đúng và đảm bảo rằng nó vừa minh bạch vừa thể hiện trách nhiệm giải trình”, Đức Giám mục McGrattan nói.

“Chúng tôi đã tận dụng kiến thức chuyên môn của mọi người về mặt quản trị – vâng, việc gây quỹ và cả mặt pháp lý – bởi vì chúng tôi phải đảm bảo rằng các khoản tiền này phải được tiếp nhận bởi một tổ chức phi lợi nhuận nhận và được chuyển đến tổ chức hoặc sáng kiến phi lợi nhuận. Có rất nhiều chi tiết”.

Chúng tôi đang chú trọng hơn nữa để đảm bảo rằng những sai lầm mắc phải trong chiến dịch “nỗ lực hết mình” 2008-2014 sẽ không lặp lại, một người trong ban tổ chức chiến dịch phát biểu với The Catholic Register.

Ban tổ chức, bao gồm các Giám mục, các viên chức tài chính và các chuyên gia gây quỹ từ các Giáo phận trên toàn quốc, đang tập trung vào việc đảm bảo chiến dịch phù hợp với 94 Lời kêu gọi Hành động được đưa ra từ báo cáo cuối cùng năm 2015 của Ủy ban Sự thật và Hòa giải, nguồn tin cho biết.

Báo cáo đó cho biết việc loại bỏ trẻ em bản địa khỏi gia đình của chúng trong hơn một thế kỷ, khi chúng được gửi đến các trường nội trú, bị coi là “tội ác diệt chủng văn hóa”. Khoảng 60% các trường công lập do các Giáo phận và Dòng tu Công giáo điều hành.

Trong lời xin lỗi vào tháng 9, các Giám mục Canada đã thừa nhận hệ thống trường học nội trú “đã dẫn đến việc đàn áp ngôn ngữ, văn hóa và tâm linh của người dân bản địa, không tôn trọng lịch sử, truyền thống và trí tuệ phong phú của các dân tộc bản địa”.

“Chúng tôi thừa nhận những hành vi ngược đãi nghiêm trọng đã được thực hiện bởi một số thành viên trong cộng đồng Công giáo của chúng ta: về thể chất, tâm lý, tình cảm, tâm linh, văn hóa và tính dục. Chúng tôi cũng đau buồn ghi nhận những chấn thương lịch sử và đang diễn ra cũng như di chứng của những đau khổ và thách thức mà các dân tộc bản địa phải đối mặt vốn vẫn tiếp tục cho đến ngày nay”, các Giám mục nói.

Không giống như chiến dịch “nỗ lực hết mình” trị giá 25 triệu đô la trước đó chỉ huy động được 3,7 triệu đô la, Hội đồng các Giám mục Công giáo Canada cam kết huy động được 30 triệu đô la trong 5 năm là hắc chắn. Nếu giáo dân và các nhà tài trợ không cung cấp đủ số tiền, các Giáo phận sẽ bù vào khoản chênh lệch. Phần lớn nỗ lực tổ chức đã đi vào việc đảm bảo rằng, mặc dù các Giám mục có thể chịu trách nhiệm về số tiền quyên góp được, nhưng họ không được coi là người chỉ đạo hoặc chỉ thị việc ngân quỹ sẽ được chi như thế nào.

 Các Giáo phận hoặc khu vực sẽ thành lập các ủy ban địa phương lãnh đạo người bản xứ để tham khảo ý kiến của các Giám mục về việc giải ngân ngân quỹ cho các ưu tiên bản địa.

Tại cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 12, Đức Tổng Giám mục Richard Smith Địa phận Edmonton cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu quá trình tại đây trong Tổng Giáo phận Edmonton để tiếp cận với các nhà lãnh đạo bản địa, nhằm giúp chúng tôi phân định các nhu cầu trong cộng đồng. Liệu có thể có một số chương trình vốn đã tồn tại trong cộng đồng có thể được hỗ trợ bởi số tiền huy động được không?

 “Điều này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn tới, nhưng tôi thiết nghĩ điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ là những nỗ lực này sẽ được người bản xứ phân định và người bản địa lãnh đạo”, Đức Tổng Giám mục Smith nói.

Trong khi chiến dịch quốc gia sẽ chủ yếu được thúc đẩy tại địa phương, các Giáo phận lớn hơn với mức trần gây quỹ cao hơn và ít tiếp xúc với các cộng đồng bản địa hơn có thể chia sẻ một số quỹ quyên góp được với các Giáo phận nhỏ hơn, nơi nhu cầu hòa giải của người bản địa lớn hơn, một nguồn tin nói với The Catholic Register.

 Vào tháng 9, Graydon Nicholas, già làng Mi’kmaq và cựu Trung tướng New Brunswick, phát biểu với The Catholic Register rằng toàn bộ Giáo hội, chứ không chỉ các Giám mục, phải chịu trách nhiệm về những hậu quả để lại của các trường học nội trú và những thất bại của các chiến dịch trong quá khứ.

“Tôi nhận thấy có rất ít Linh mục hay Giám mục (trong chiến dịch nỗ lực hết mình đã thất bại) từ bục giảng nói rằng: ‘Này, hãy xem đây là việc chúng ta phải chịu trách nhiệm – đây là việc chúng ta phải thực hiện’”.

Thay vì chỉ là một cam kết tài chính, Trung tướng Nicholas cho biết chiến dịch phải xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các giáo dân Công giáo không phải dân bản địa và các cộng đồng bản địa.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube