Vatican công bố các hướng dẫn được cập nhật để xử lý các trường hợp lạm dụng tình dục

Cửa chính tại trụ sở của Bộ Giáo lý Đức tin tại Vatican trong bức ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 2 (Ảnh: CNS / Paul Haring)

Cửa chính tại trụ sở của Bộ Giáo lý Đức tin tại Vatican trong bức ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 2 (Ảnh: CNS / Paul Haring)

Hai năm sau khi đăng tải trực tuyến hướng dẫn từng bước về cách thức các Giám mục, các Bề trên các Dòng tu và luật sư giáo luật có trách nhiệm xử lý các cáo buộc lạm dụng được cho là bởi các giáo sĩ và được gọi là “Phiên bản 1.0”, Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một cập nhật.

“Phiên bản 2.0” của “Sổ tay về một số vấn đề trong quy trình xử lý các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên gây ra bởi các giáo sĩ” là hết sức cần thiết chủ yếu vì Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một phần mới của Bộ Giáo luật xử lý các tội phạm và các hình phạt trong Giáo hội.

“Quyển VI: Các biện pháp trừng phạt trong Giáo hội” có hiệu lực vào ngày 8 tháng 12 và là kết quả của gần hai thập kỷ làm việc cập nhật, bổ sung, làm rõ và củng cố danh sách tội phạm của Bộ Giáo luật và các điều khoản có sẵn để xử phạt những kẻ phạm tội.

Như một hướng dẫn từng bước, sổ tay (vademecum) đã được cập nhật để bao gồm những điểm tham chiếu đến các quy tắc sửa đổi.

Một tuyên bố do Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào ngày 27 tháng 6 lưu ý rằng văn bản “không có hiệu lực pháp luật” nhưng “nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kiến thức” về các thủ tục phải tuân theo khi các cáo buộc lạm dụng được đưa ra.

Hội nghị thượng đỉnh của Đức Thánh Cha Phanxicô dành riêng về việc bảo vệ trẻ vị thành niên vào năm 2019 (Ảnh: ANSA)

Hội nghị thượng đỉnh của Đức Thánh Cha Phanxicô dành riêng về việc bảo vệ trẻ vị thành niên vào năm 2019 (Ảnh: ANSA)

Việc sửa đổi vademecum, Bộ Giáo lý Đức tin cho biết, cũng phản ánh những đóng góp từ “các trung tâm học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực này đã diễn ra trong hai năm qua”, cũng như những đề xuất của những người làm việc với các nạn nhân và những người sống sót sau các trường hợp bị lạm dụng.

Tuy nhiên, ngoại trừ những đề cập mới đến nhiều luật lệ và việc thay đổi tất cả những sự đề cập từ “Bộ” sang “Thánh Bộ” – phù hợp với cuộc cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Giáo triều Rôma – hầu hết những thay đổi chỉ liên quan đến cách diễn đạt hơi khác một chút.

Khi các hướng dẫn được công bố vào năm 2020, chúng bao gồm một tuyên bố rằng: “Sự ẩn danh của nguồn tài liệu không nên tự động dẫn đến việc coi báo cáo là ngụy tạo”.

Các nguyên tắc được cập nhật đã lặp lại và mở rộng dòng trên để nói rằng: “Sự ẩn danh của nguồn tài liệu không nên tự động dẫn đến việc coi báo cáo là ngụy tạo, đặc biệt khi báo cáo đi kèm với tài liệu chứng minh khả năng xảy ra sự phạm pháp”.

Và, phản ánh bản cập nhật “Các tiêu chuẩn liên quan đến những hành động phạm pháp dành cho Bộ Giáo lý Đức tin” được xuất bản vào tháng 10 năm 2021, vademecum sửa đổi đã lưu ý việc không còn khuyến khích một giáo sĩ bị buộc tội phải được hỗ trợ bởi luật sư hoặc người bào chữa nữa, mà giờ đây điều đó là bắt buộc. Bị cáo có thể chọn luật sư của riêng mình, hoặc một người sẽ được chỉ định cho họ, vademecum cho biết.

Minh Tuệ (theo NCR Online)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube