Tòa Thánh: Quá trình phục hồi hậu Covid-19 sẽ đòi hỏi sự hợp tác đa phương hiệu quả hơn

Một nhân viên bảo vệ đeo mặt nạ bên trong một cửa hàng ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: AFP)

Một nhân viên bảo vệ đeo khẩu trang bên trong một cửa hàng ở New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: AFP)

Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên Thường trực của Vatican tại Liên Hợp Quốc tại Geneva, bày tỏ mong muốn của Tòa Thánh về sự hợp tác đa phương được cải thiện trong bối cảnh đại dịch, trong một bài phát biểu trước hội nghị thương mại của Liên Hợp Quốc.

Thế giới cần vượt qua cuộc khủng hoảng đa phương hiện nay và đồng thời đổi mới các nguyên tắc về sự hợp tác toàn cầu, để vượt qua đại dịch Covid-19 đang diễn ra, theo đại diện Tòa Thánh tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Phát biểu hôm thứ Hai tại Ủy ban trù bị Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD XV, được dự kiến tổ chức từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 10 năm 2021 tại Barbados, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên Thường trực của Vatican tại LHQ và các Tổ chức Quốc tế khác tại Geneva, nhấn mạnh rằng việc giải quyết những thách thức chung mà nhân loại ngày nay hiện đang phải đối mặt, đặc biệt là hậu đại dịch Covid-19, đòi hỏi cần phải cải thiện sự hợp tác đa phương toàn cầu.

“Các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng không thể đoán trước này, các giải pháp, và bất kỳ tiến triển mới nào trong tương lai có thể mang lại, ngày càng liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau”, Sứ thần Vatican cho biết.

Đức Tổng Giám mục Jurkovič cũng nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng trở thành cơ hội để phân biệt trong việc làm thế nào để định hình một tầm nhìn toàn diện mới cho tương lai”.

Công cuộc tái thiết mọi thứ hậu khủng hoảng Covid-19

Được tổ chức với chủ đề “Từ sự bất bình đẳng và dễ bị tổn thương cho đến sự thịnh vượng cho tất cả mọi người”, hội nghị UNCTAD XV sẽ tìm cách cung cấp một nền tảng để các quốc gia đưa ra các cách thức mới nhằm tận dụng thương mại như một động lực phát triển bền vững sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

Hội nghị sẽ thảo luận về các chiến lược và chính sách cần thiết nhằm chống lại các cú sốc và nhanh chóng phục hồi sau các cuộc khủng hoảng về kinh tế, tài chính, khí hậu và xã hội, đồng thời khám phá cách thức tái xây dựng mọi thứ tốt hơn cũng như tăng cường khả năng phục hồi theo quan điểm của Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030.

Chuyển đổi hệ thống kinh tế

Theo Đức Tổng Giám mục Jurkovič, văn bản không dự thảo được phát hành vào ngày 11 tháng 12 (ZD) “dường như là một văn bản vững chắc cho việc đàm phán về một kết quả đồng thuận thành công cho Hội nghị Bộ trưởng”.

Đức Tổng Giám mục Jurkovič lưu ý rằng bản dự thảo “chuyển tải những mối bận tâm về mặt xã hội và kinh tế sâu sắc mà cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm cho trở nên trầm trọng thêm”, và đồng thời “thu hút sự chú ý đến ‘các đường đứt gãy’ và bản chất ‘không hoàn hảo và ngẫu hứng’ của các phương pháp được sử dụng cho đến nay trên đường hướng của sự phát triển”.

Đồng thời, Đức Tổng Giám mục Jurkovič cũng nhắc lại sự cần thiết phải “chuyển đổi” mô hình kinh tế hiện tại. Sứ thần Tòa Thánh cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác đa phương là điều vô cùng quan trọng, đồng thời lưu ý rằng “đại dịch Covid-19 đã đóng vai trò như một lời nhắc nhở rõ ràng rằng đây thực sự là một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” và việc giải quyết những thách thức chung mà nhân loại hiện đang phải đối mặt ngày nay “đòi hỏi cần phải có những hành động tập thể có trách nhiệm và hướng tới tương lai”.

Sự tăng trưởng hướng tới mục tiêu mới

Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám mục Jurkovič cũng nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các chương trình nghị sự về môi trường, sự phát triển và vấn đề an ninh.

“Việc giải quyết một vấn đề mà không giải quyết những vấn đề khác không còn là một triển vọng khả thi”, Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói.

Cuối cùng, đại diện Vatican chỉ ra rằng trọng tâm “không chỉ nên tập trung vào các biện pháp kinh tế vĩ mô tích cực và có mục tiêu, mà còn là một loạt các chính sách khắc phục cần thiết nhằm xây dựng một quỹ đạo phát triển công bằng, toàn diện và thân thiện với khí hậu”.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube