Thượng Hội đồng 2023 đối mặt với hai khó khăn lớn

Bình luận: Tiến trình chuẩn bị trên toàn cầu cho kỳ Thượng hội đồng dự kiến sẽ diễn ra năm 2023 phải đối mặt với hai thách thức lớn trước khi được khai mạc.

Pope Francis opens the Synod of Bishops for the Pan-Amazon Region with prayer Oct. 7, 2019.

Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục cho Vùng Amazon vào ngày 7 tháng 10 năm 2019. (ảnh: Daniel Ibañez / Catholic News Agency)

Sáu tuần trước khi các cuộc tham vấn của Giáo hội hoàn vũ về kỳ Thượng Hội đồng năm 2023 được chính thức khởi động, Tòa Thánh Vatican đã phát hành một tài liệu Vademecum, hay còn gọi là “sổ tay, cẩm nang”, nhằm cung cấp một quy trình hướng dẫn, giúp tất cả các giáo phận trên thế giới thảo luận từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.

Cuộc thảo luận trên quy mô nhất từng được tiến hành trong lịch sử của Giáo hội Công giáo chỉ được công bố cách đây 4 tháng, ngay giữa các đợt thứ bùng phát lần thứ ba và thứ tư của đại dịch Covid-19 ở nhiều nơi trên thế giới.

Tài liệu cẩm nang Vademecum này đã không đề cập đến việc liệu các giáo phận nơi mà việc tham dự Thánh lễ Chúa nhật vẫn còn bị đình chỉ, thì liệu việc triệu tập các cuộc họp tham vấn có khả thi hay không.

Cuốn sổ tay liệt kê “mười đề tài thảo luận”, bao gồm “bước đi cùng nhau”, “đồng trách nhiệm trong sứ mệnh” và “xây dựng Hội Thánh trong tinh thần đồng nghị”. Tài liệu cũng đề nghị các giáo phận phải tham khảo ý kiến ​​của cả những người không bao giờ đến nhà thờ.

Đây là một kế hoạch đầy tham vọng, được thiết lập để “cung cấp cho tất cả mọi người – đặc biệt là những người vì nhiều lý do khác nhau cảm thấy mình bị gạt ra bên lề – cơ hội để bày tỏ bản thân và được lắng nghe và đóng góp vào việc xây dựng Dân Chúa.”

Quá trình này phải đối mặt với hai thách thức chính trước khi bắt đầu – độ tin cậy và tính thực tế.

Các kỳ Thượng Hội đồng gần đây đã có vấn đề về độ tin cậy trong cách thức thực hiện các cuộc tham vấn. Ví dụ, Thượng Hội đồng năm 2014 và 2015 về Gia đình dường như đã bỏ qua một số quan điểm nhất định của các tham dự viên.

Trong Thượng Hội đồng năm 2018 về Giới trẻ, Đức Hồng y Oswald Gracias, một trong những cố vấn thân cận nhất của Đức Thánh Cha trong “hội đồng các hồng y”, thừa nhận rằng bản dự thảo nhấn mạnh đến “tính đồng nghị” và “sự biện phân” không phải là điều mà các nghị phụ đã thảo luận, nhưng đã được chèn vào bởi những người đứng đầu Thượng Hội đồng.

Tiến trình toàn cầu chuẩn bị cho Thượng Hội đồng 2023 yêu cầu mọi giáo phận, sau sáu tháng tham vấn, phải nộp một báo cáo dài 10 trang, tóm tắt các điều đã thảo luận. Giả sử nếu mọi giáo phận ở Hoa Kỳ nộp một bản báo cáo, chỉ riêng con số trang in ấn đã gần 2.000 trang. Sau đó, tất cả những bản báo cáo đó sẽ được duyệt lại bởi các hội đồng giám mục của từng quốc gia, các liên hội đồng sẽ họp lại trong các hội nghị của từng châu lục để chỉnh sửa khối lượng tài liệu dự thảo thành một bản báo cáo cuối cùng trước khi được chuyển đến Rôma. Sau đó, ban thư ký Thượng Hội đồng sẽ soạn thảo tài liệu chuẩn bị của riêng mình cho Thượng Hội đồng 2023.

Với lượng tài liệu khổng lồ được tạo ra, nhóm biên tập ở Rôma nhất thiết phải chọn ra những chủ đề sẽ được nhấn mạnh, giống như trường hợp của các Thượng Hội đồng gần đây. Liệu lần này kết quả có khác gì không, ngay cả khi quá trình này đã được thổi phồng lên quá sức?

Có vẻ như sẽ rất lãng phí nguồn lực nếu tài liệu cuối cùng bị ban thư ký Thượng Hội đồng áp đặt ý kiến của họ, như chuyện đã từng xảy ra trước đây.

Thách thức lớn thứ hai là nguồn lực thực tế. Quá trình tham vấn trên toàn cầu liệu có tính khả thi hay không?

Có thể một số Giáo hội địa phương có điều kiện sẽ huy động các nguồn lực của mình để khởi động quá trình này. Tài liệu Vademecum nói rõ rằng các cuộc tham vấn không mang tính chất của một cuộc họp chính trị hoặc dân chủ địa phương. Đó phải là những buổi nhóm họp đích thực của Giáo hội để tạo ra không gian rộng rãi cho Chúa Thánh Thần hành động. Nên cầu nguyện chung và lắng nghe Kinh Thánh trước khi bắt đầu.

Trên thực tế, điều đó có nghĩa là phải có thời gian để xây dựng lòng tin giữa những người tham gia. Việc tổ chức một diễn đàn mở trong hội trường giáo xứ, nơi các bậc phụ huynh liệt kê những lý do khiến con cái họ không còn thực hành đức tin, không phải là điều mà Tòa thánh Vatican nghĩ đến.

Không ai từng nghe về ý tưởng tham vấn này cách đây 120 ngày, khi nó được công bố lần đầu tiên và hướng dẫn chính thức được đưa ra chưa đầy 60 ngày trước khi ra mắt.

Sự trùng hợp của quá trình tham vấn trên toàn cầu với đại dịch càng làm gia tăng thêm những khó khăn để thực hiện tiến trình này.

Ở nhiều nơi, việc tham dự Thánh lễ Chúa nhật vẫn bị đình chỉ vì nhiều người cho rằng có thể không an toàn khi đến tham dự Thánh lễ vào thời điểm này. Các cuộc họp tham vấn sẽ đòi hỏi sự tiếp xúc gần, thời gian lâu hơn và có khả năng lây nhiễm cao hơn so với sự tụ họp thông thường trong Thánh lễ, đặc biệt là đối với người già và người ốm đau. Liệu chúng ta có tổ chức được không hay lại phải tổ chức họp online qua Zoom?

Với việc khai mạc tiến trình tham vấn toàn cầu trong vài tuần nữa, có rất ít giáo phận đã công bố kế hoạch của họ cho giai đoạn địa phương, sẽ kết thúc vào tháng 4 tới. Các Giám mục Hoa Kỳ đã  chỉ định một cố vấn cấp quốc gia trong Hội đồng Giám mục, nhưng cùng lắm thì người đó cũng chỉ là một chuyên gia mà thôi. Các Giáo hội địa phương sẽ phải tự thực hiện công việc của mình. Hoặc, đôi khi là chẳng làm gì cả.

Duc Trung Vu, CSsR (Theo National Catholic Register)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube