Phân tích: Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung thẩm quyền với việc cải cách Giáo phận Rôma

MANILA, PHILIPPINES - JANUARY 16:  Pope Francis waves to thousands of followers as he arrives at the Manila Cathedral on January 16, 2015 in Manila, Philippines. Pope Francis will visit venues across Leyte and Manila during his visit to the Philippines from January 15 - 19. The visit is expected to attract crowds in the millions as Filipino Catholics flock to catch a glimpse of the leader of the Catholic Church in the Philippines for the first time since 1995. The Pope will begin the tour in Manila, then travelling to Tacloban to visit areas devastated by Typhoon Haiyan before returning to Manila to hold a mass at Rizal Park. The Philippines is the only Catholic majority nation in Asia with around 90 percent of the population professing the faith.  (Photo by Lisa Maree Williams/Getty Images)

Nhiều người đã dự đoán rằng một cuộc cải cách quy mô lớn của Giáo phận Rôma sắp diễn ra, vì Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy nghĩ về điều đó trong một khoảng thời gian.

Nhưng không ai mong đợi điều đó xảy ra khi nó xảy ra: Vào ngày 6 tháng 1, một ngày sau tang lễ của vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là Giám mục Rôma, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI.

Với cuộc cải cách, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nắm chắc quyền cai quản của vị Giám quản, hay hàng Giáo phẩm, của Giáo phận. Mọi thứ đều tập trung, và mọi thứ phải được thông qua, ít nhất là về mặt hình thức, dưới sự kiểm soát của Đức Giáo hoàng.

Đức Hồng y Angelo de Donatis, Giám quản Giáo phận Rôma, nhận thấy vai trò của mình bị giảm sút sâu sắc. Các Giám mục phụ tá của Giáo phận củng cố mối liên hệ trực tiếp với Đức Thánh Cha. Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng ngài là người cũng chính thức chủ trì Hội đồng Giáo phận, một cơ quan mới được thành lập như một “biểu hiện của tính hiệp hành”.

Đức Hồng Y Angelo De Donatis (Ảnh: Daniel Ibanez/CNA)

Đức Hồng Y Angelo De Donatis (Ảnh: Daniel Ibanez/CNA)

Câu chuyện phía sau

Tuy nhiên, trước khi đi vào một số chi tiết của sắc lệnh mới, cần có một số thông tin cơ bản.

Cuộc cải cách gần đây nhất về cơ cấu của Giáo phận Rôma đã được Đức Gioan Phaolô II vạch ra vào năm 1908, với Tông Hiến Ecclesia In Urbe. Đối với cuộc cải cách mới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sao chép và dán một số đoạn từ tài liệu đó. Trong một số trường hợp, chúng đã được viết lại ở mức tối thiểu để nhấn mạnh một số chi tiết thay vì những chi tiết khác. Trong những trường hợp khác, những thay đổi lớn hơn đã được thực hiện nhưng những thay đổi này hầu như không làm thay đổi bản chất cơ bản của mọi thứ.

Cuộc cải cách thể hiện hai đặc điểm chung trong cách lập pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô: sử dụng các hội đồng hoặc ủy ban và yêu cầu các cơ quan đó báo cáo trực tiếp với ngài.

Rõ ràng rằng Đức Giáo hoàng là Giám mục Rôma và Đại diện của Đức Giáo hoàng cho Giáo phận chính là phụ tá của ngài. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Đức Thánh Cha Phanxicô còn đi xa hơn, bao gồm cả việc thiết lập một sắc lệnh xác định trực tiếp các lĩnh vực thẩm quyền của các Giám mục phụ tá.

Theo cách này, Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy sự sẵn sàng thực hiện quyền kiểm soát cá nhân nhiều hơn đối với mọi sự việc xảy ra trong Giáo phận. Đồng thời, sự lựa chọn này cũng minh chứng cho sự “đứt gãy” trong mối tương quan tin tưởng đối với vị Giám quản của mình, Đức Hồng y Angelo de Donatis.

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn Đức Hồng y de Donatis để giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma vào năm 2014, nhưng ngài chưa bao giờ là ứng cử viên mà Đức Thánh Cha chọn để kế vị Đức Hồng y Vallini với tư cách là Giám quản Giáo phận Rôma. Người đó lại là Đức Hồng Y Paolo Lojudice.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn tham khảo ý kiến của các Cha xứ ở Rôma trước tiên, 80% trong số họ thích Đức Hồng y de Donatis hơn. Do đó, không thể nào Đức Thánh Cha không lắng nghe họ. Ngài đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục  De Donatis làm Giám quản (và Hồng y) và bổ nhiệm Đức Cha Lojudice làm Tổng Giám mục của Giáo phận Siena danh tiếng, đồng thời là Hồng y.

Tháng 5 năm ngoái, tại cuộc họp chung của Hội đồng Giám mục Ý (CEI), dường như rõ ràng là Đức Thánh Cha Phanxicô muốn bổ nhiệm Đức Hồng y Lojudice làm tân Chủ tịch của CEI.

ĐHY Matteo Zuppi và ĐHY Augusto Paolo Lojudice (Ảnh: Francesco Pierantoni via Wikimedia (CC BY 2.0)/Pufui PcPifpef via Wikimedia (CC BY-SA 4.0).

ĐHY Matteo Zuppi và ĐHY Augusto Paolo Lojudice (Ảnh: Francesco Pierantoni/ Wikimedia (CC BY 2.0)/Pufui PcPifpef via Wikimedia (CC BY-SA 4.0).

 Kế hoạch bổ nhiệm Đức Hồng y Lojudice làm Giám quản Giáo phận Rome kế vị Đức Hồng y de Donatis, người đã kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của mình, điều này sẽ khiến Đức Hồng y Lojudice trở thành người liên lạc chính của Đức Thánh Cha cả ở Rôma lẫn giữa các Giám mục Ý. Đức Hồng y De Donatis lẽ ra đã được bổ nhiệm làm Chánh Toà Ân giải Tối cao thay thế Đức Hồng y Mauro Piacenza, người hiện đã 78 tuổi.

Tuy nhiên, các Giám mục Ý ưa thích Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Địa phận Bologna, người không được Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh.

Đức Hồng y Lojudice cũng đã không trở thành Giám quản của Giáo phận Rôma, như mọi người cho rằng sẽ xảy ra. Trong khi đó, mối quan hệ tin cậy giữa Đức Hồng y de Donatis và Đức Thánh Cha Phanxicô dường như đã bị gián đoạn vào năm 2020, khi bắt đầu phong tỏa vì COVID-19, Đức Hồng y de Donatis quyết định đóng cửa các nhà thờ ở Rôma. Sau đó, khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tính không thích hợp của việc đóng cửa các nhà thờ, Đức Hồng y de Donatis đã rút lại sắc lệnh nhưng thông báo rằng mọi quyết định đã được đưa ra với sự đồng ý của Đức Thánh Cha. Cũng có những khoảnh khắc bất hòa khác trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, giờ đây Đức Thánh Cha Phanxicô dường như có ý định thay đổi Giám quản của Giáo phận Rôma trong năm nay khi nhiệm vụ của Đức Hồng y de Donatis hết hạn. Một dấu hiệu cho thấy điều này là trong sắc lệnh trong đó Đức Thánh Cha xác định phạm vi và năng lực mục vụ của các Giám mục phụ tá, Đức Hồng y de Donatis không được nhắc đến với tư cách là Giám quản. Tất nhiên, người ta có thể coi sự hiện diện của ngài là điều hiển nhiên, nhưng cách giải thích chung là sự thay đổi sẽ được thực hiện.

Có điều gì mới mẻ?

Đâu là những điều mới lạ được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra? Đầu tiên, hình ảnh của Tổng thư ký Giám mục biến mất, trong khi phó Giám quản của Giáo phận (Viceregente) quản lý các văn phòng của Tòa Giám quản. Thư ký Giám mục cũng có chức năng điều hành Giáo triều. Trong trường hợp này, mọi thứ được giao phó cho vị phó Giám quản của Giáo phận, người do đó nhận thấy các chức năng và gánh nặng của mình tăng lên.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn phó Giám quản Giáo phận Rôma trong số các Giám mục phụ tá, và trong trường hợp này, Đức Cha Baldassare Reina đã được chọn. Đức Giám mục Reina không đến từ Giáo phận Rôma mà được gọi từ Tổng Giáo phận Agrigento. Logic của Đức Thánh Cha là phá vỡ các chuỗi quyền lực có thể xảy ra bằng cách đưa các nhóm mới và người ngoại quốc vào.

Việc lựa chọn một Linh mục quản xứ mới được ủy thác cho một thủ tục kéo dài, sau đó, trong mọi trường hợp, phải đệ trình lên Đức Giáo hoàng, người đóng vai trò là Giám mục thực sự và thích hợp của Giáo phận Rôma mà không dựa vào Cha xứ, người được quyền bổ nhiệm các Cha phó.

Điều 20 trong Tông Hiến yêu cầu một báo cáo về mỗi ứng cử viên cho chức Linh mục hoặc Phó tế phải được đệ trình trước khi được truyền chức. Ngoài ra, trong trường hợp này, các ứng viên phải được Hồng y Giám quản đệ trình lên Đức Thánh Cha, và chỉ sau khi được sự đồng ý của Hội đồng Giáo phận. Vì vậy, trên thực tế, Giám quản Giáo phận dường như là một cơ quan: ngài không chọn các ứng viên mà đệ trình họ lên Đức Giáo hoàng và chỉ có thể đệ trình họ sau khi Hội đồng Giáo phận đã thông qua sự lựa chọn đó.

Hội đồng Giáo phận được định nghĩa là “cơ quan đầu tiên của tính hiệp hành” và phải nhóm họp “ít nhất ba lần một tháng”, do Đức Giáo hoàng chủ trì. Chỉ trong trường hợp không có Đức Giáo hoàng, Đức Hồng y Giám quản mới có thể chủ tọa Hội đồng, vốn bao gồm phó Giám quản và các Giám mục phụ tá. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nhận được “chương trình nghị sự cho mỗi cuộc họp sớm nhất có thể”.

Cuối cùng, còn có việc thành lập Ủy ban giám sát độc lập. Điều này sẽ có một quy định là phải “được sự chấp thuận của Đức Giáo hoàng” và 6 thành viên được bổ nhiệm bởi Đức Giáo hoàng có thể tại vị tối đa 2 nhiệm kỳ 5 năm.

Dịch vụ bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương cũng đã được bổ sung, vốn “báo cáo với Hội đồng Giáo phận, thông qua Giám mục phụ tá do tôi bổ nhiệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự hội nghị khoáng đại của các giám mục Ý tại Rôma vào ngày 24 tháng 5 năm 2021(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự hội nghị khoáng đại của các Giám mục Ý tại Rôma vào ngày 24 tháng 5 năm 2021(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Tác động của cuộc cải cách

Tông Hiến cũng phân chia lại phạm vi và chức vụ của Tòa Giám quản, và sắc lệnh kèm theo trao cho mỗi Giám mục phụ tá một nhiệm vụ cụ thể.

Ngoài việc tái cơ cấu, cần lưu ý cách thức Đức Thánh Cha Phanxicô hành động với tư cách là Giám mục thực sự của Giáo phận Rôma. Mọi việc phải thông qua quyết định của Đức Giáo hoàng, trong khi trước đây, Đức Hồng y Giám quản Giáo phận được tín nhiệm và toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, lần đầu tiên, Giám quản Giáo phận Rôma được định nghĩa là “người phụ tá”. Do đó, vị Giám quản Giáo phận là một người phụ tá trong số các Giám mục phụ tá, với trọng lượng giảm đi đáng kể.

Với sự tập trung hóa này, có lẽ Đức Thánh Cha Phanxicô muốn vượt qua nguy cơ xảy ra những trường hợp “lạm quyền” trong Giáo phận.

Điều đáng ghi nhớ là vào tháng 6 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị thanh tra chính Tòa Giám quản. Đó là một cuộc kiểm toán được giao cho Tổng Kiểm toán Tòa Thánh, Tiến sĩ Alessandro Cassinis Righini. Đây là lần đầu tiên Giám quản Giáo phận xem xét kỹ lưỡng sổ sách kế toán, sổ đăng ký và các hiệp hội có tính chất cộng tác.

Tuy nhiên, theo thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị một cuộc thanh tra đến tất cả các Thánh Bộ của Giáo triều mỗi khi có một cuộc cải cách hoặc một nhiệm vụ mới. Do đó, việc xem xét lại đã dự đoán sự thay đổi tốc độ trong Tòa Giám quản, một sự thay đổi đã khiến Đức Thánh Cha Phanxicô ngày càng đơn độc trong việc lãnh đạo.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube