Phân tích: Các nguyên tắc ngoại giao đằng sau Thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc

china-vatican

RÔMA – Việc gia hạn thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh về việc bổ nhiệm các Giám mục đã được đoán trước. Từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, một phái đoàn của Vatican đã được cử đến Tân Cương để thực hiện các cuộc đàm phán. Vị trí này mang tính biểu tượng, vì nó chính thức không có một Giám mục chính thức.

Phái đoàn cũng đã đến thăm Đức Cha Melchior Thạch Hồng Trinh (Shi Hongzhen), 92 tuổi, Giám mục phó Giáo phận Thiên Tân. Chuyến viếng thăm này là một tín hiệu mạnh mẽ từ Tòa Thánh rằng bất chấp mong muốn tiến hành cuộc đối thoại, tình hình của các tín hữu Công giáo ở Trung Quốc vẫn không bị lãng quên.

Một thông báo được Tòa Thánh đưa ra sau chuyến viếng thăm có nội dung:

“Phía Vatican dự định tiếp tục đối thoại tôn trọng và mang tính xây dựng với phía Trung Quốc, nhằm thực hiện có hiệu quả thỏa thuận nói trên và phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương, thúc đẩy sứ mạng của Giáo hội Công giáo và những điều tốt đẹp của người dân Trung Quốc”.

Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, đây là một điểm mới. Nhưng đó là một điều mới lạ bắt nguồn từ thực tiễn ngoại giao của Vatican trong những năm gần đây. Hai khía cạnh này chính là chìa khóa để hiểu cách tiếp cận này.

Cuộc đối thoại và các Giám mục

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả khía cạnh đầu tiên trong bài giảng Thánh lễ trong Công nghị Hồng y vào ngày 27 tháng 8. Đức Thánh Cha đã nhắc lại “mẫu gương của Đức Hồng Y Agostino Casaroli, nổi tiếng đúng đắn về sự cởi mở thúc đẩy, thông qua cuộc đối thoại có tầm nhìn xa và kiên nhẫn, những triển vọng mới mẻ đã mở ra ở Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh – nguyện xin Thiên Chúa ngăn chặn sự thiển cận của con người một lần nữa khép lại những triển vọng mà Ngài đã mở ra!”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích về việc Đức Hồng Y Casaroli được biết đến khi đến thăm các tù nhân trẻ tuổi và đề cập đến việc các Hồng y phải duy trì thái độ đó.

Bằng cách đề cập đến Đức Hồng y Casaroli trước chuyến khởi hành của phái đoàn Vatican tại Trung Quốc, Đức Thánh Cha dường như báo hiệu cách tiếp cận mà ngài ưa thích và mong đợi.

Khía cạnh thứ hai được đưa ra qua cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, nhân dịp thông báo về việc gia hạn thỏa thuận.

Đức Hồng Y Tagle lưu ý rằng “sự can thiệp của chính quyền dân sự vào việc lựa chọn các Giám mục đã thể hiện nhiều lần và dưới nhiều hình thức khác nhau trong suốt lịch sử. Ngay cả ở Philippines, đất nước của tôi, các quy tắc của ‘Patronato Real’ đã có hiệu lực trong một thời gian dài, theo đó tổ chức của Giáo hội phải tuân theo quyền lực của hoàng gia Tây Ban Nha. Ngay cả Thánh Phanxicô Xaviê và các Tu sĩ Dòng Tên cũng thực hiện sứ mạng của họ ở Ấn Độ dưới sự bảo trợ của quốc vương Bồ Đào Nha”.

Đức Hồng Y Tagle cũng cho biết thêm rằng “đây chắc chắn là những vấn đề và bối cảnh khác nhau, vì mỗi trường hợp đều có tính cụ thể và cách giải thích mang tính lịch sử của nó. Nhưng trong những tình huống như vậy, điều quan trọng là thủ tục được sử dụng để bổ nhiệm Giám mục đảm bảo và bảo vệ những gì Giáo lý và kỷ luật của Giáo hội công nhận là thiết yếu đối với việc thể hiện sự hiệp thông có tính phẩm trật giữa Đấng kế vị Thánh Phêrô và các Giám mục khác, những người kế vị các Tông đồ. Và điều này cũng xảy ra trong các thủ tục hiện đang được sử dụng ở Trung Quốc”.

Cách thức bổ nhiệm Giám mục

Những lời của Đức Hồng Y Tagle đề cập đến điều đã từng là một thông lệ trong nhiều trường hợp đối với Giáo hội: đó là việc chấp nhận ảnh hưởng của các chính phủ trong việc bổ nhiệm các Giám mục, được coi là một điều ít tệ hại hơn nhằm cho phép sự hiện diện của hàng giáo phẩm của Giáo hội.

Theo Giáo luật, Đức Giáo hoàng tự do bổ nhiệm các Giám mục. Tuy nhiên, sự tham gia của Giáo hội địa phương và các thành viên của Giáo hội được mong đợi trong chừng mực vị Sứ thần Tòa Thánh hỏi ý kiến của các Phó tế, Linh mục, Tu sĩ và anh chị em giáo dân. Đương nhiên, Đức Giáo hoàng là người đưa ra quyết định sau cùng.

Trong trường hợp thỏa thuận của Trung Quốc, hiện vẫn chưa rõ Đức Giáo hoàng có đạcq quyền gì và quy trình được áp dụng trên thực tế như thế nào. Thỏa thuận này, giống như cuộc đàm phán, vẫn được giữ bí mật và các báo cáo đã làm dấy lên những lo ngại đáng kể.

Trong lịch sử gần đây của Giáo hội, một thỏa thuận khác đã được thu xếp hoàn toàn bí mật, được đề nghị cho các thỏa hiệp, và – trên hết – cũng có những tác động tương tự. Phân tích về thỏa thuận đó có thể giúp hiểu được cách tiếp cận của Tòa Thánh ngày nay. Tiền lệ này được gọi là “sự hiểu biết đơn giản” giữa Hungary và Tòa Thánh vào năm 1964.

Các cuộc đàm phán với Hungary vào những năm 1960

Thông tin về thỏa thuận này được trình bày trong một bài tiểu luận của Giáo sư András Fejérdy có tiêu đề “Sự hiểu biết đơn giản năm 1964 giữa Tòa Thánh và Hungary” và được xuất bản trong cuốn “Lịch sử của Giáo hội Hungary”.

 Vào thời điểm đó, bài tiểu luận giải thích, Hungary là một quốc gia đứng sau Bức màn Sắt và chịu ảnh hưởng của Liên Xô, và Đức Hồng y Jozsef Mindszenty, Tổng Giám mục Địa phận Esztergom-Budapest, đã trở thành một người tị nạn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Budapest sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1956 Trong những năm giữa khoảng thời gian đó, có rất ít thông tin liên lạc giữa Rôma và các Giáo hội ngoài Cortina.

Nhằm mang lại sự hiểu biết giữa Hungary và Tòa Thánh, ba cuộc họp đã được tổ chức giữa Đức Hồng y Casaroli, lúc đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (một hình thức “Thứ trưởng Ngoại giao”), và các nhà chức trách Hungary.

Trong nhật ký của Đức Hồng y Casaroli, ngài không bao giờ bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng của một kết quả khả quan. Khi đề cập đến các kênh đối thoại mà ngài đã mở ra với các quốc gia trong khối Xô Viết, Đức Hồng y Casaroli cho biết vấn đề không phải là thiết lập ‘modus vivendi’ (một cách để sống) mà là một ‘modus non-moriendi’, nghĩa đen là một cách để không phải chết.

Tòa Thánh tìm kiếm một thỏa thuận vì sau năm 1945, Tòa Thánh đã coi thỏa thuận đơn giản giữa Tòa Thánh và Hungary quy định vào năm 1927 đã hết hiệu lực. Vì Tòa Thánh không tôn trọng yêu cầu của quốc gia là đưa ra sự đồng thuận trước, các nỗ lực của Tòa Thánh nhằm chuẩn bị các Giám mục còn trống đã thất bại kể từ những năm 1950.

Vào tháng 12 năm 1962, Tòa Thánh đã gửi một công hàm (một văn bản ngoại giao) đề xuất một thỏa hiệp thực tế: ý định bổ nhiệm sẽ được thông báo trước cho chính ứng viên, trong khi việc bổ nhiệm chỉ được công khai sau khi Đức Hồng y Casaroli đã nhận được, với tư cách cá nhân hoặc thông qua Hội đồng Giám mục, sự đồng ý của nhà nước.

 Tuy nhiên, ở Budapest, đề xuất đã không được đón nhận. Phía Hungary biết sự cấp bách đối với Tòa Thánh để đảm bảo sự tồn tại của hang giáo phẩm của Giáo hội và nhìn thấy cơ hội để khẳng định lợi ích của họ. Tòa Thánh chấp nhận một giải pháp mà về mặt chính thức không mâu thuẫn với nguyên tắc Giáo luật về việc tự do bổ nhiệm của Đức Giáo hoàng nhưng có ảnh hưởng quyết định đến chế độ trong việc lựa chọn các ứng viên.

Một chủ đề khác trong chương trình nghị sự là yêu cầu tuyên thệ mà các Giám mục lẽ ra phải trung thành với hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Hungary. Tòa Thánh cuối cùng đã minh định rằng lời thề trung thành được đưa ra bởi những người thuộc hàng giáo sĩ phải được hiểu với điều khoản “sicut decet episcopum, vel sacerdotem” – như nhiệm vụ của các Giám mục hoặc Linh mục.

Vấn đề tương tự liên quan đến việc đăng ký các Giám mục trong Hiệp hội Yêu nước ở Trung Quốc. Sau thỏa thuận, các Giám mục không bắt buộc phải đăng ký, như chính phủ muốn. Không có nghĩa vụ như thế.

Những kết quả

Giáo sư Fejérdy lưu ý rằng, trong mọi trường hợp, vấn đề tuyên thệ chỉ là thứ yếu đối với Tòa Thánh, trong khi việc bổ nhiệm các Giám mục là một ưu tiên. Phái đoàn của Tòa Thánh đã bỏ ngỏ cuộc thảo luận về lời tuyên thệ vì lý do chiến thuật. Tuy nhiên, những động cơ này đã làm suy yếu, thay vì củng cố, vị thế của Tòa Thánh.

“Biên bản cuộc đàm phán”, Giáo sư Fejérdy viết, “làm chứng rằng sự thất bại trong nỗ lực thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau của Vatican chủ yếu là do cuộc đàm phán được giữ bí mật. Trên thực tế, việc phải giữ bí mật về sự tồn tại và nội dung của các cuộc họp theo một nghĩa nào đó đã trở thành một vòng luẩn quẩn đối với Vatican”.

Điều này là do “liên quan đến các chế độ cộng sản, Tòa Thánh ưa thích các công cụ ngoại giao bí mật vì ngay từ đầu, Tòa Thánh đã nhận thức được rằng với các cuộc đàm phán sẽ chỉ có thể thu được một phần kết quả. Do đó, người ta lo ngại rằng việc công khai các cuộc đàm phán, và hậu quả của chúng trên báo chí, có thể bắt đầu một cuộc tranh cãi có thể đe dọa đến kết quả một phần tương tự”.

Tuy nhiên, việc giữ bí mật về các cuộc đàm phán đã cho phép Hungary kiểm soát hoàn toàn phái đoàn của Vatican. Đối với vấn đề về Trung Quốc, chắc chắn Tòa Thánh có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn chia sẻ thông tin quan trọng hơn.

Thỏa thuận

Thỏa thuận đơn giản được ký vào ngày 15 tháng 9 năm 1964, được định nghĩa là thỏa thuận của các quý ông, từ bỏ công thức modus vivendi mà thay vào đó biểu thị đặc biệt các thỏa thuận tương tự. Bằng cách này, Tòa Thánh cho biết rằng họ không hoàn toàn hài lòng với kết quả thu được, và trong số các câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ, có những vấn đề quan trọng đối với Giáo hội.

Tuy nhiên, đã có một thỏa thuận vì Tòa Thánh cảm thấy có nghĩa vụ phải làm mọi thứ có thể để cải thiện tình hình của các Giáo hội bị áp bức. Rốt cuộc, thỏa thuận tương tự cũng có thể được coi là một dấu hiệu của hy vọng.

Hungary cũng có lợi thế vì thực tế của việc bắt đầu đàm phán với Tòa Thánh sẽ củng cố uy tín quốc tế của chính phủ Hungary và cả trong lĩnh vực hòa bình, rất được các chế độ cộng sản yêu quý.

Tòa Thánh đã thu được những kết quả hạn chế từ thỏa thuận, thay vào đó cho phép Hungary công nhận hiện trạng và tính hợp pháp của chế độ cũng như tăng cường thẩm quyền quốc tế của chính phủ Kádár.

Tuy nhiên, Giáo sư Fejérdy viết, “các sự kiện diễn ra sau việc ký kết thỏa thuận cũng xác thực ý kiến của những người tuyên bố về sự thiếu bảo đảm và nhấn mạnh rằng không thể tin tưởng những người cộng sản. Các vụ bắt giữ mới và việc tiếp tục hạn chế nghiêm trọng tự do tôn giáo cho thấy tình hình của Giáo hội Hungary không được cải thiện sau thỏa thuận. Thay vào đó, nó càng ngày càng trở nên xấu đi”.

Sự tương đồng với Trung Quốc, nơi không có cải thiện về vấn đề tự do tôn giáo, cũng thể hiện rõ ràng ở đây.

Cuối cùng, Giáo sư Fejérdy lưu ý rằng “Đức Hồng y Casaroli đã cố gắng bảo vệ thỏa thuận chống lại những lời chỉ trích và tiếp tục khẳng định rằng bất chấp những khó khăn, thỏa hiệp mang lại nhiều sự thuận lợi hơn là bất lợi, nhưng ngài nhận ra: nếu không có những đảm bảo đầy đủ, hoặc ít nhất là không có thông tin toàn diện, thì không có xác suất lớn nào để khẳng định lợi ích của Giáo hội”.

“Do đó, Đức Hồng y Casaroli coi nhiệm vụ quan trọng nhất là thu thập thông tin tại chỗ: trong các cuộc đàm phán tiếp theo, ngài liên tục thúc giục rằng ngài có thể thường xuyên cử một phái viên bán chính thức của Vatican đến Hungary, với sự miễn trừ ngoại giao”.

Những diễn diến khả thi

Tòa Thánh sẵn sàng mở rộng quan hệ song phương, theo nguyên tắc giống như các thỏa thuận đã ký với Hungary năm 1964.

Để đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, một đường lối ngoại giao lâu đời đã được Tòa Thánh vạch ra đã được tuân theo. Tuy nhiên, đó là một đường hướng đã thay đổi dưới thời Thánh Gioan Phaolô II – người vẫn muốn Đức Hồng y Casaroli giữ chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh – và đã không trở lại với Đức Bênêđíctô XVI.

Tuy nhiên, ưu tiên vẫn là đáp ứng các nhu cầu của Giáo hội bị đàn áp và đảm bảo quyền kế vị Tông đồ. Đó là phương tiện được sử dụng cho sự thay đổi.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube