PAKISTAN – Việc bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo: một thách thức đối với tương lai

“Các nhóm thiểu số tôn giáo không thể bị cho là không quan trọng, nhưng là một phần không thể thiếu của nó: do đó họ sẽ có thể thấy các quyền cơ bản của mình được bảo vệ”: Kashif Anthony, điều phối viên của Ủy ban Công giáo “Công lý và Hòa bình” (NCJP) của Tổng Giáo phận Karachi, phát biểu với Agenzia Fides.

primopiano_7804Ông Kashif Anthony cho biết thêm: “Chúng ta cần phải thúc đẩy một hệ thống bầu cử chung, không dựa trên sự liên kết tôn giáo, để trở thành những công dân ngang hàng với những công dân khác: đây chính là giải pháp và cách thức để đạt được sự tôn trọng đối với các quyền cơ bản của chúng ta”.

Trong một cuộc hội thảo được tổ chức vào những ngày gần đây tại Karachi, được tổ chức bởi Ủy ban về “Quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo và Viễn cảnh tương lai”, hơn 130 đại biểu của các tín ngưỡng khác nhau (Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Sikh) đã chia sẻ những suy tư của họ về vấn đề này.

Ông Kashif Anthony nhận xét: “Hiện tại mỗi đảng phái chính trị ở Pakistan đều có một nhóm cụ thể dành riêng cho các nhóm thiểu số tôn giáo: đã đến lúc cần phải yêu cầu các đảng phái chính trị bãi bỏ những ‘bộ phận dành cho các nhóm thiểu số’ và kết hợp các công dân không theo đạo Hồi vào các đảng phái”, ông Kashif Anthony kết luận.

Zahid Farooq, một nhân viên xã hội Kitô giáo và đồng thời cũng là một nhà hoạt động nhân quyền ở Karachi, lưu ý: “Số lượng các công dân của các nhóm thiểu số tôn giáo sống ở Pakistan đã gia tăng, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng trong khi đó, không có sự gia tăng về số lượng đối với số ghế dành cho các nhóm thiểu số tôn giáo trong Quốc hội. Chỉ có 10 ghế dành riêng cho nhóm này”.

Jaipal Chhabria, một nhà hoạt động nhân quyền Ấn Độ giáo, tuyên bố: “Quả thực hết sức đáng buồn khi nhận thấy rằng trong Hiến pháp, một người không theo đạo Hồi không thể trở thành tổng thống hay thủ tướng Pakistan hay là người đứng đầu bất kỳ lực lượng vũ trang nào”.

Mặt khác, Naveed Bhatti, một Kitô hữu và là thành viên của Đảng Nhân dân Pakistan (PPP), đã chia sẻ với Fides, nhấn mạnh sự cấp bách của việc “khuyến khích các thanh thiếu niên và phụ nữ của chúng ta nộp đơn xin việc đối với những công việc được dành riêng cho họ trong chính quyền, vốn chỉ chiếm 5% “.

Rasha Tariq, một thành viên Hồi giáo của Đảng Chính trị Pakistan, Tehreek-e-Insaaf (PTI), đảng của Thủ tướng Imran Khan, nói chuyện với Fides, kết luận: “Chúng tôi gần gũi với các nhóm thiểu số tôn giáo tại Pakistan và chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo quyền lợi của họ cũng như sự bảo vệ thiết yếu, vì một Pakistan thực sự dân chủ vốn tôn trọng nhân quyền và phẩm giá con người”.

Minh Tuệ (theo Fides)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube