Nói về tôn giáo, hòa bình và hy vọng trong một thế giới bị chia rẽ

slide-1666765164

RÔMA – Trong tuần vừa qua, sau khi tham dự các hội nghị ở Tây Ban NhaLublin, Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa đã tham dự Hội nghị Quốc tế vì Hòa bình lần thứ 36 tại Rôma, với chủ đề: Lời kêu gọi Hòa bình: Tôn giáo và Văn hóa trong Đối thoại” và được tổ chức bởi tổ chức Công giáo giáo dân Sant’Egidio.

Sáng kiến của một cuộc gặp gỡ như vậy ra đời vào năm 1986, sau một cuộc gặp gỡ đại kết vì hòa bình ở Assisi, với sự tham dự đặc biệt của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Kể từ đó, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị đã đóng góp cho sự kiện, thông qua các bài phát biểu và hội nghị của họ, mang lại “thông điệp về hy vọng cho tương lai nhân danh điều tốt đẹp nhất, đó là Hòa bình”. Năm nay, sự kiện đã  diễn ra tại Rôma tại trung tâm hội nghị La Nuvola, với sự tham dự của các nhân vật tôn giáo đến từ Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo, được chia thành nhiều diễn đàn thảo luận, mỗi diễn đàn dựa trên một chủ đề cụ thể.

whatsapp-image-2022-10-26-at-08-40-45-1-1666765175 whatsapp-image-2022-10-26-at-08-40-45-1666765175

Diễn đàn 8 – với chủ đề: Tôn giáo, Đối thoại và Hòa bình” – bên cạnh nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác từ khắp nơi trên thế giới, đã chứng kiến bài phát biểu của Đức Thượng phụ Pizzaballa, người cũng đã tham gia các cuộc họp tương tự ở Cộng hòa Síp vào năm 2008, Sarajevo năm 2012 và Ý năm 2015.

“Ở Trung Đông, và đặc biệt là tại Thánh địa, tôn giáo đã có một cấu trúc thể chế mang tính hội nhập, vì tôn giáo thâm nhập vào cuộc sống bình thường của các cộng đồng khác nhau vốn đã hình thành nên xã hội của chúng tôi”, Đức Thượng phụ Pizzaballa nói.

“Nó xác định không chỉ ranh giới giữa các cộng đồng, mà còn xác định đời sống công dân trong mỗi cộng đồng; nó thường mang tính quyết định trong các lựa chọn chính trị và nói chung là trong đời sống chính trị của chính phủ […] Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi cho tôi biết một tương lai được xây dựng dựa trên mong muốn của chúng ta về hòa bình vẫn có thể thực hiện được”, Đức Thượng phụ Pizzaballa cho biết thêm.

“Chúng ta không nên mong đợi điều đó từ những người lớn lao vĩ đại, nhưng từ những người nhỏ bé của Tin Mừng, vốn cho chúng ta biết rằng ngày nay đức tin vẫn có thể làm phát sinh sự sống và sự khao khát hòa bình”.

Tập trung vào vai trò của các tôn giáo trong cả các cuộc chiến tranh và các sáng kiến hòa bình, diễn đàn này đã diễn ra một ngày trước sự kiện bế mạc vào chiều ngày 25 tháng 10, tại Đấu trường La Mã ở Rôma – với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm thứ ba liên tiếp, người chủ trì buổi cầu nguyện bế mạc cho hòa bình.

Hoàng Thịnh (theo LPJ)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube