Ngoại trưởng Ukraine hoan nghênh đề nghị đàm phán hòa bình của Tòa Thánh, nhưng ‘thời điểm chưa đến’

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, trò chuyện với các nhà báo, ngày 9 tháng 12 năm 2022 (Ảnh: Marcin Mazur)

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, trò chuyện với các nhà báo, ngày 9 tháng 12 năm 2022 (Ảnh: Marcin Mazur)

Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cho biết rằng mọi nỗ lực vì hòa bình ở Ukraine xuất phát từ Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa Thánh đều được hoan nghênh, cho dù đó là giúp làm trung gian cho việc trao đổi tù nhân hay hỗ trợ những người di cư và những người tị nạn.

Tuy nhiên, thời điểm cho các cuộc đàm phán rộng rãi sau hành động gây hấn của Nga vẫn chưa đến, ông Dmytro Kuleba phát biểu với một phái đoàn nhỏ bao gồm các nhà báo đến thăm Ukraine vào ngày 9 tháng 12 rằng đất nước của ông có những yêu cầu để bất kỳ cuộc hòa giải nào như vậy cuối cùng sẽ diễn ra.

842D055A-B267-4879-8DB1-3731EEAB101D 95D715FF-85EE-475E-8C2B-C69EE5272612

Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 40 phút, và các câu hỏi liên quan đến quan hệ Tòa Thánh-Ukraine, những nỗ lực của Tòa Thánh vì hòa bình và về việc Ukraine sẽ hoan nghênh nỗ lực này như thế nào.

Mặc dù đánh giá cao việc Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên đề cập đến tình hình Ukraine và bày tỏ lời mời ngài đến thăm đất nước, ông Kuleba cũng nói với CNA rằng một số phát ngôn của Đức Thánh Cha đã gây “đau đớn” cho người dân Ukraine.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhấn mạnh rằng Tòa Thánh sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán rộng rãi. Ngoại trưởng Kuleba nói với các nhà báo rằng “phản ứng theo nghi thức sẽ là một cuộc đàm phán sẽ được hoan nghênh hơn”, nhưng “sự thật đáng buồn là thời điểm cho cuộc hòa giải rộng rãi này vẫn chưa đến và lý do cho điều đó là Tổng thống [Vladimir] Putin”.

Nếu các bạn muốn hòa bình, ông Kuleba nói, “các bạn đừng gửi 100 tên lửa mỗi tuần để phá hủy cơ sở hạ tầng. Các bạn đừng gửi hết đợt lính này đến đợt khác vào Donbas. Các bạn đừng làm tất cả những điều này khi các bạn tìm kiếm một giải pháp hòa bình”.

Và vì vậy, ông Kuleba kết luận, “ngày cho một cuộc hòa giải quan trọng sẽ đến, nhưng chúng tôi vẫn chưa đến đó, với sự tiếc nuối sâu sắc nhất của chúng tôi”.

Ông Kuleba phát biểu với CNA rằng việc hòa giải nên có một số yêu cầu, giống như bất kỳ cam kết nào khác mà Tòa Thánh sẽ thực hiện. Ông Kuleba cho biết ông cũng đã đề cập vấn đề này trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất với Ngoại trưởng Vatican, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher.

Đức Tổng Giám mục Gallagher, người có vai trò tương đương với một Bộ trưởng Ngoại giao, đã trò chuyện với người đồng cấp Ukraine vào ngày 2 tháng 12 tại Lodz, tại Hội đồng Bộ trưởng OSCE.

465BF483-E31B-43E0-9BEB-BC3BDE397596

Ngoại trưởng Kuleba cho biết ông đã nói với Đức Tổng Giám mục Gallagher rằng Vatican có thể chọn hỗ trợ về khía cạnh nào.

Ví dụ, Vatican có thể giúp đàm phán trao đổi tù nhân, hoặc “trao trả hàng nghìn trẻ em bị bắt cóc từ Nga”, hoặc cũng có thể tham gia “thực hiện giải pháp hòa bình”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kuleba cho biết rằng “việc chọn một vấn đề là bước đầu tiên, trong khi bước thứ hai là cách bạn giải quyết vấn đề”, đồng thời cũng cho biết thêm thêm rằng cần phải tránh “những sai lầm”.

Theo Ngoại trưởng Kuleba, trong số những “sai lầm” đó là quan niệm về tình anh em giữa người dân Ukraine, Nga và Belarus.

“Chúng tôi không phải là anh em và nếu các bạn nhấn mạnh vào khái niệm này thì các bạn đang bị lừa bịp”, bộ trưởng Ukraine nói với các nhà báo, bởi vì người Nga “đến Kyiv để hãm hiếp, vi phạm tất cả mọi lề luật của Thiên Chúa trên mảnh đất Ukraine”.

Ngoại trưởng Kuleba cũng cho biết rằng một người không thể “trung lập trong các bình luận công khai” và nên “luôn nhớ rằng Nga chính là kẻ gây hấn và Ukraine là nạn nhân của sự gây hấn”.

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm buộc cả hai bên phải chịu trách nhiệm ngang nhau bằng cách nào đó đã tạo ra “một thông điệp hoàn toàn sai lầm”, Ngoại trưởng Kuleba cảnh báo.

Trong giờ Kinh Truyền Tin vào ngày 2 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladmir Putin ngừng chiến tranh, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hãy nghiêm túc cởi mở với đề xuất của Đức Thánh Cha.

Ngoại trưởng Kuleba giải thích lý do tại sao ông có phần chỉ trích những lời kêu gọi như vậy của Đức Thánh Cha Phanxicô: Trong khi nói rằng Tổng thống Putin nên ngừng chiến tranh là điều “hoàn toàn hợp lý”, thì việc kêu gọi Tổng thống Zelenskyy cởi mở với các đề xuất hòa bình nghiêm túc khiến cho điều đó có vẻ như ông Zelenskyy “không cởi mở với hòa bình”.

Nói cách khác, ông Kuleba cho biết thêm, những lời nói sai lệch của Đức Thánh Cha Phanxicô “tạo ra ấn tượng rằng cả hai bên đều có tội: một bên có tội vì sự tấn công, và bên kia có tội vì đã không cởi mở đón nhận các đề xuất hòa bình”.

Ngoại trưởng Ukraine kêu gọi các nhà báo chú ý khi viết về một “đề xuất hòa bình nghiêm túc” “dựa trên sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, trong đó có Crimea.

“Mỗi khi các bạn viết, đọc hoặc nói rằng Ukraine nhất quyết đòi khôi phục Crimea, các bạn gửi đi một thông điệp rằng Crimea là một trường hợp đặc biệt. Nhưng đối với chúng tôi và luật pháp quốc tế, không có sự khác biệt giữa [các thị trấn] Sebastopol và Kherson, Yalta và Donetsk”.

Nói về vai trò của tôn giáo trong việc giúp tái thiết đất nước, Ngoại trưởng Ukraine nói rằng “sự gây hấn của Nga đã gây ra những rạn nứt lớn” giữa các tôn giáo. Ông cũng chỉ ra sự khác biệt về quan điểm giữa người Hồi giáo ở Nga và người Hồi giáo ở Ukraine, và người Do Thái Nga và người Do Thái Ukraine.

Ngoại trưởng Kuleba cho biết rằng “kỳ vọng đầu tiên và quan trọng nhất từ việc xưng tội là an ủi mọi người, giúp đỡ họ về mặt tinh thần”. Ông Kuleba cũng cho biết thêm rằng hầu hết mọi người tìm đến Chúa “chỉ trong những lúc khó khăn”.

“Khi mọi thứ đều ổn, bạn quên mất Chúa. Giờ đây, có nhu cầu cao hơn về sự giúp đỡ về mặt tâm linh, để được Giáo hội an ủi”.

Ngoại trưởng Kuleba cũng đã phát biểu với CNA về các biện pháp trừng phạt được áp đặt vào ngày 1 tháng 12 đối với một số giáo sĩ Chính thống giáo và các động thái lập pháp chống lại ảnh hưởng của Nga thông qua các biện pháp tôn giáo.

Chính phủ Ukraine sẽ soạn thảo luật cấm các nhà thờ liên kết với Nga theo các động thái được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy mô tả là cần thiết để ngăn Moscow có thể “làm suy yếu Ukraine từ bên trong”, theo Reuters.

Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã yêu cầu chính phủ soạn thảo luật sau một loạt cuộc đột kích nhắm vào các Giáo xứ mà Kiev cho rằng có thể nhận lệnh từ Moscow.

Ông Kuleba nói với CNA rằng những động thái như vậy được thúc đẩy bởi hành vi “không thể chấp nhận được” của một số giáo sĩ, chẳng hạn như chúc phúc cho những người lính Nga thành công trên chiến trường.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kuleba đã ca ngợi vai trò của các nhà thờ, đặc biệt là sự hiện diện của các tuyên úy trên mặt trận.

Nói về quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề Ukraine, Ngoại trưởng Kuleba cho biết rằng ông đã thấy có những cải thiện.

“Thực tế”, ông Kuleba nói, “đó là cuộc chiến này đã phá vỡ nhiều nền tảng của trật tự chính trị toàn cầu”.

Một sự thất vọng lớn, là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về việc NATO “sủa” trước cửa nước Nga.

Ngoại trưởng Kuleba nhấn mạnh rằng ông hiểu cách thức và lý do tại sao Đức Thánh Cha sử dụng cách diễn đạt này, nhưng ông lưu ý rằng lập luận này đã bị giả mạo ở Nga, vì vậy ngay cả việc đề cập đến cũng giúp hợp pháp hóa nó.

Trong khi “thật đau đớn khi Đức Thánh Cha nói điều gì đó như thế, tôi phải khen ngợi ngài vì sự hiểu biết”, Ngoại trưởng Kuleba cho biết thêm, đồng thời cũng cho biết rằng ông biết ơn Đức Thánh Cha vì đã không dính vào “những khái niệm không hiệu quả và không đáp ứng được việc kiểm tra thực tế”.

Ngoại trưởng Ukraine cho biết ông cảm động trước lời cầu nguyện công khai của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ukraine vào ngày 8 tháng 12 tại Rôma. “Lòng trắc ẩn của Đức Thánh Cha có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi và chạm đến trái tim của người dân Ukraine”, Ngoại trưởng Kuleba nói.

Ngoại trưởng Kuleba cũng cho biết thêm rằng “rõ ràng là chúng tôi đang chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài có nhiều tín đồ ở Ukraine”, không chỉ từ các cộng đồng Công giáo La Mã và Công giáo Hy Lạp: “Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ được một bộ phận lớn hơn trong xã hội Ukraine hoan nghênh. Vì vậy, chúng tôi rất mong được chào đón ngài”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube