Một thế giới hạn chế thời đại dịch COVID-19

1584691099

Đại dịch coronavirus đang nhắc nhở chúng ta về những từ ngữ mà xã hội giàu có sung túc của chúng ta đã lãng quên – như sự khan hiếm, sự thiếu thốn và nghèo túng.

“Hết khẩu trang. Hết nước rửa tay”. Những bảng hiệu như thế này bắt đầu xuất hiện trên các cửa hiệu thuốc trong những ngày gần đây.

Nhưng, thành thật mà nói, sự thiếu hụt đối với các mặt hàng này không phải là điều đáng báo động nhất hiện nay. Có những thiếu sót khác có tính chất quan trọng hơn, chẳng hạn như thiếu giường bệnh trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt tại một số bệnh viện. Điều này đã buộc các nhân viên y tế phải sàng lọc qua các bệnh nhân mắc COVID-19.

Sống trong một xã hội giàu có sung túc, chúng ta đã loại bỏ những từ ngữ chẳng hạn như sự khan hiếm, sự thiếu thốn và sự nghèo túng khỏi vốn từ vựng của chúng ta. Chúng ta đã quên rằng thế giới của chúng ta là hữu hạn và các nguồn tài nguyên chúng ta có không phải là vô hạn.

Chúng ta đã quên rằng hậu quả của những lựa chọn của chúng ta sẽ được các thế hệ tương lai cảm nhận và thế giới chúng ta đang sống là kết quả của những quyết định được đưa ra bởi những thế hệ trước chúng ta, đôi khi là hàng thập kỷ trước.

Đây là tình huống đối với các bệnh viện của chúng ta, vốn đang ở tuyến đầu trong việc quản lý đám đông những bệnh nhân nhiễm coronavirus. Chắc chắn sẽ có những bài học để học hỏi cho tương lai.

Xã hội đã ủy thác cho các nhân viên y tế chăm sóc các bệnh nhân với các nguồn lực hạn chế. Những người chăm sóc đang phải chịu sự thiệt hại nặng nề vào lúc này.

Chúng ta có thể thể hiện sự liên đới với họ bằng cách làm theo tất cả các khuyến nghị để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút và bằng cách tôn trọng các biện pháp hạn chế hay cách ly. Điều này sẽ gây ra những bất tiện nhất định, nhưng nó sẽ giúp chúng ta nhận ra, theo một cách mới, rằng thế giới của chúng ta mong manh như thế nào.

Đây cũng có thể là một cơ hội để khám phá một cách sống mới.

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trong Thông điệp Laudato Si’, “Hạnh phúc có nghĩa là biết cách hạn chế một số nhu cầu vốn chỉ hạ thấp chúng ta, và mở ra nhiều khả năng khác nhau mà cuộc sống có thể mang lại” (Laudato Si’, số 223).

Dominique Greiner

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube