Hội nghị thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế nhằm xây dựng 'phong trào toàn cầu' vì Tự do tôn giáo

Hồng y Timothy M. Dolan của New York được nhìn thấy trong ảnh hồ sơ năm 2017 này. Hồng y là chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. (Bob Roller, qua CNS)

Đức Hồng y Timothy M. Dolan Địa phận New York trong bức ảnh được chụp vào năm 2017 . Ngài là Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (Ảnh: Bob Roller, qua CNS)

Nhìn lại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2021, đồng chủ tịch Sam Brownback tin rằng hội nghị đã hoàn thành mục tiêu của việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo toàn cầu và đặt nền tảng cho những gì ông hy vọng sẽ là một “phong trào toàn cầu”.

“Đây là những người có thể chưa bao giờ gặp gỡ trước đây, và nếu họ có mặt tại một địa điểm hoặc theo cách thức không tạo điều kiện cho việc xây dựng mối quan hệ”, ông Brownback phát biểu với Crux. “Nếu chúng ta có thể kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo ủng hộ lẫn nhau, tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể bắt đầu giải quyết những vấn đề này và tiếp cận mọi tôn giáo vốn chiếm đa số ở một nơi nào đó nhưng lại là một nhóm thiểu số ở một nơi khác”.

Từ ngày 13 đến 15 tháng 7, Hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày khai mạc đã quy tụ các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự từ khắp nơi trên thế giới để giải quyết vấn đề đàn áp tôn giáo. Ông Brownback, cựu Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, đồng chủ trì sự kiện cùng với bà Katrina Lantos Swett, cựu Chủ tịch của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.

Hơn 30 truyền thống tín ngưỡng riêng biệt, bao gồm tất cả các tôn giáo lớn, đã được đại diện trong số hơn 1.000 tham dự viên tham dự hội nghị.

“Trước đây, chúng ta đã nhấn mạnh rằng chúng ta nên có lòng khoan dung với nhau, nhưng đó không phải là điều mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta thực hiện”, ông Brownback nói. “Đó không phải là sự khoan dung. Đó là tình yêu, và chúng ta đã yêu cầu mọi người quá thấp về tiêu chuẩn. Điều chúng ta cần đó là những mối quan hệ tôn trọng và quan tâm lẫn nhau”.

Trong suốt ba ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người ủng hộ tự do tôn giáo đã say sưa nói về cuộc đàn áp tôn giáo đang tồn tại trên khắp thế giới, và nhu cầu về sự tự do. Những người khác đã đưa ra những lời chứng hùng hồn về cuộc bức hại mà họ hoặc những người thân yêu của họ đã trải qua.

Ông Brownback đã ghi nhận “hình ảnh mạnh mẽ” khi nạn nhân sống sót sau thảm họa Holocaust Irene Weiss, Meriam Ibrahim, một người Công giáo thoát án tử hình ở Sudan, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Grace Gao và chủ tịch Tổ chức Tự do, Raif Badawi, Ensaf Haider, cùng lên sân khấu.

“Tất cả họ đã ở đây cùng nhau. Đây là kinh nghiệm chung cho những người có đức tin, và đây là lý do tại sao chúng ta cũng như tất cả các tín ngưỡng khác nhau cần phải đứng về phía nhau”, ông Brownback nói.

Một chủ đề nổi bật của hội nghị đó là hoàn cảnh của các Kitô hữu tại Iraq – dân số giảm xuống còn khoảng 300.000-500.000 người so với khoảng 1,5 triệu người vào đầu thế kỷ 21. Đức Tổng Giám mục Công giáo Bashir Matti Warda Địa phận Erbil nhấn mạnh thực tế là các Kitô hữu và những người Yazidis hiện vẫn chưa hồi phục sau cuộc diệt chủng do Nhóm Nhà nước Hồi giáo thực hiện.

“Một khi phẩm giá con người bị hủy hoại, gia đình và tất cả sự ổn định xã hội cũng sẽ bị hủy hoại cùng với nó”, Đức Tổng Giám mục Warda nói. “Trong khi các tòa nhà có thể được xây dựng lại, việc khôi phục phẩm giá cho những người đã bị gạt ra bên lề và bị hạ thấp một cách tàn nhẫn với tư cách là những con người là một hành trình khó khăn hơn nhiều”.

Đức Tổng Giám mục Warda đã nói về vô số những người cha và những người chồng chỉ qua một đêm đã biến thành “những kẻ ăn xin không nơi nương tựa”, khiến họ trở nên căng thẳng khi không có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp. Đức Tổng Giám mục Warda nhắc lại việc đã chứng kiến tại bãi chăn thả dê của Nhà thờ nơi 230 lều trại được dựng lên dành cho 700 người bạo hành phụ nữ và những người mẹ bởi những người chồng hoặc những người cha cảm thấy vô dụng, không thể chu cấp cho gia đình của họ.

Vị Giám chức hy vọng trong tương lai cộng đồng quốc tế hãy nghĩ xa hơn việc chỉ hỗ trợ về mặt tài chính.

“Việc phục hồi phẩm giá đòi hỏi cần có những người can thiệp và các nhà cung cấp viện trợ quốc tế một thứ gì đó vượt ra ngoài những thước đo đơn thuần về số đô la được chi tiêu và dự án hoàn thành”, Đức Tổng Giám mục Warda nói. “Nó đòi hỏi một sự đối xử trung thực và chân thành với những người bị ảnh hưởng bằng một điều đơn giản, đó là sự tôn trọng đối với họ như là những con người”.

Đức Tổng Giám mục Hilarion của Giáo hội Chính thống Nga đã gọi tình hình của các Kitô hữu tại Trung Đông là “rất hỗn loạn” và “rất kịch tính”, trước khi gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng tình hình đối với các Kitô hữu tại châu Phi tiếp tục xấu đi.

Ông Brownback thừa nhận rằng trước hội nghị thượng đỉnh, Hoa Kỳ không có mối quan hệ với Giáo hội Chính thống giáo Nga. Giờ đây, ông Brownback cho biết ông nhìn nhận tình hình theo cách khác, thừa nhận tiếng nói nổi bật của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Trung Đông.

“Chúng tôi có sự khác biệt vì Giáo hội Chính thống Nga trên địa thế riêng của họ ở Nga, nhưng cho đến khi bạn bắt đầu trò chuyện và xây dựng mối quan hệ và cố gắng vượt qua những điều mà bạn không thể đi đến đâu”, ông Brownback phát biểu với Crux. “Tôi chỉ nghĩ rằng đây là một điều quan trọng khi tiếp đón vị Giám chức ở đây, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, và kế đến theo dõi về cách chúng tôi xây dựng mối liên hệ”.

Trong bài phát biểu khai mạc bữa tối vào đêm cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, Đức Hồng Y Timothy Dolan Địa phận New York đã chia sẻ với các tham dự viên tham dự hội nghị một thực tế rằng “tôn giáo có thể truyền cảm hứng, khuyến khích và nuôi dưỡng hy vọng trong một thế giới thường được cho là tuyệt vọng là nguyên nhân cho sự lạc quan, khi nó đặt tôn giáo, và bảo vệ quyền tự do tôn giáo, ở đầu chương trình nghị sự của chúng ta”.

Đức Hồng y Dolan, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, cũng lưu ý rằng tự do tôn giáo hiện được công nhận như là một vấn đề về nhân quyền, chứ không phải là vấn đề về tín ngưỡng. Ngài cho biết rằng vấn đề bản sắc là điều hết sức quan trọng.

“Kẻ thù của chúng ta – và tên gọi của họ là đám đông vô số kể – coi chúng ta là những kẻ cuồng tín tự bảo vệ bản thân và tư lợi, những người chỉ đơn giản muốn bảo vệ các đặc quyền và quyền hạn hẹp của chúng ta trong khi bóp nghẹt sự tiến bộ giác ngộ”, Đức Hồng y Dolan nói. “Điều này cũng rất cần thiết vì tầm ảnh hưởng của tôn giáo trong quảng trường công cộng bị thu hẹp”, Đức Hồng y Dolan cho biết thêm.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dolan bày tỏ sự tin tưởng rằng khi chính phủ Hoa Kỳ “ngày càng trở nên bén nhạy đối với chiều kích đức tin trong diễn ngôn quốc tế, thì việc công nhận rằng việc bảo vệ tự do tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của chúng ta, và tôi có thể bổ sung thêm vào”.

Ông Brownback cho biết trong tương lai, điều quan trọng là chính phủ Hoa Kỳ phải duy trì tự do tôn giáo quốc tế như một vấn đề lưỡng đảng và biến nó trở thành một chủ đề chính sách đối ngoại chính thống hơn với những vấn đề tương tự như kinh tế và quân sự.

“Tự do tôn giáo cần phải được kể đến trong cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại chủ đạo đó”, ông Brownback nói. “Nếu chúng tôi không đạt được điều đó, chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề lớn hơn nữa. Chúng ta có thể đi vòng quanh thế giới và các điểm nóng hiện đã rực lửa hoặc ngun ngút khói”.

Ông Brownback cho biết, kế hoạch đó là tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế khác ở Hoa Kỳ vào tháng 6 năm tới, với hy vọng sẽ tổ chức các hội nghị thượng đỉnh ở Trung Đông và châu Á ở thời điểm giữa.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube