Đức Tổng Giám mục Paglia: Không có chỗ cho tình trạng ‘gạt ra bên lề về mặt y tế’

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống (PAL)

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống (PAL)

Một cuộc thảo luận bàn tròn tại Vatican đã nhấn mạnh tính cấp thiết của nguyên tắc công bằng trong việc tiếp cận vắc xin khi mọi người trên khắp thế giới đấu tranh để được tiếp cận với loại dược phẩm cứu sinh.

Một cuộc họp báo tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu vừa qua đã chứng kiến buổi trình bày Thông cáo cuối cùng của Hội nghị Bàn tròn Quốc tế về việc Tiêm chủng, diễn ra tại Vatican vào ngày 1 tháng Bảy.

Cuộc thảo luận đã chứng kiến sự hợp tác của Hiệp hội Y khoa Thế giới, Hiệp hội Y khoa Đức và Học viện Giáo hoàng về Sự sống khi họ nỗ lực làm việc để thúc đẩy tính công bằng trong việc tiếp cận vắc-xin và đối mặt với sự do dự về việc tiêm vắc-xin.

Phát biểu tại cuộc thảo luận có Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống (PAL), Tiến sĩ Ramin Parsa-Parsi, người đứng đầu Ủy ban về các vấn đề Quốc tế, “Hiệp hội Y khoa Đức” (GMA), và Giáo sư Tiến sĩ Frank Ulrich Montgomery, Chủ tịch Hội đồng, “Hiệp hội Y khoa Thế giới” (WMA), hiện diện thông qua kết nối video.

Mục tiêu

Tuyên bố chung của ba tổ chức lưu ý rằng “được coi như là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học hiện đại, vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Chúng đã được chứng minh là có thể tránh được hàng triệu ca tử vong và bảo vệ hàng triệu người khác khỏi bị nhiễm bệnh mỗi năm. Nhưng để mở ra tiềm năng đổi mới đầy đủ của vắc xin, cần phải hành động để vượt qua các rào cản đối với tính công bằng trong việc tiếp cận vắc xin và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của sự do dự về việc tiêm vắc xin”.

Việc nhận thức được tính cấp thiết của những vấn đề này và vai trò thiết yếu của sự hợp tác quốc tế và sự hợp tác liên ngành có thể đóng góp vào việc thúc đẩy những mục tiêu này, WMA, PAL và GMA đã hợp lực để yêu cầu tất cả các bên liên quan nỗ lực hết mình để “đảm bảo sự tiếp cận toàn cầu một cách công bằng đối với vắc-xin, vốn là điều kiện tiên quyết quan trọng cho một chiến dịch tiêm chủng thành công trên toàn cầu, và đối mặt với sự do dự về việc tiêm vắc-xin bằng cách gửi thông điệp rõ ràng về sự an toàn và cần thiết của vắc-xin cũng như chống lại những lầm tưởng và những thông tin sai lệch về vắc-xin”.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia

Đức Tổng Giám mục Paglia mở đầu bài phát biểu của mình lưu ý rằng mặc dù hiện tại nó đã trở thành một loại thần chú rằng vắc xin thuộc về tất cả mọi người, “việc tiêm chủng cũng ảnh hưởng đến công ích và công lý”. Đức Tổng Giám mục Paglia tiếp tục trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã nói rằng “nếu dược phẩm có thể chữa trị được bệnh tật, thì nó phải được cung cấp cho tất cả mọi người, nếu không sẽ dẫn đến sự bất công … không có chỗ cho tình trạng ‘gạt ra bên lề về mặt y tế’”.

Đức Tổng Giám mục Paglia nhấn mạnh rằng không nên có bất kỳ hạn chế nào dựa trên việc hạn chế khả năng mua vắc xin của các nước có thu nhập thấp.

“Việc hỗ trợ phổ cập vắc-xin có nghĩa là tham gia vào một loạt các vấn đề phức tạp, vốn có các khía cạnh khoa học-công nghệ, kinh tế-thương mại và địa chính trị (ví dụ: chủ nghĩa dân tộc vắc-xin)”, Đức Tổng Giám mục Paglia nói.

 Sau đó, Đức Tổng Giám mục Paglia nhấn mạnh hai vấn đề liên quan đến hiện tượng “do dự về việc tiêm chủng”.

Trước hết, cần phải hiểu rằng những cân nhắc về sinh học và y tế không phải là những cân nhắc duy nhất có tác dụng, nó có vẻ mang tính khách quan và bất biến. Vắc-xin, Đức Tổng Giám mục Paglia lưu ý, “có một lịch sử được đánh dấu bằng sự bất công và áp bức”. Vì lý do này, rất khó để yêu cầu sự tin tưởng từ những người đã từng phải đối mặt với sự lừa bịp mang tính hệ thống bởi các quốc gia nói chung là những quốc gia sản xuất vắc xin. “Để xây dựng niềm tin thực sự, chúng ta cần có các chính sách bao gồm tầm nhìn toàn diện về sự phát triển và các mối quan hệ quốc tế công bằng hơn”.

Vấn đề thứ hai, Đức Tổng Giám mục Paglia tiếp tục, đó là không nhất thiết phải đúng là các ưu tiên của Phương Tây trùng với các ưu tiên của các quốc gia thuộc Nam Toàn cầu (đặc biệt là Châu Phi). “Những gì có vẻ là ưu tiên đối với chúng ta thì không nhất thiết phải là ưu tiên đối với những người khác”, Đức Tổng Giám mục Paglia giải thích. Chúng ta phải ngăn chặn đại dịch Covid-19 thu hút mọi sự chú ý đến chính nó tới mức độ nó dường như, mặc dù với những lý do xác đáng, là điều cấp bách nhất. “Điều quan trọng là các sáng kiến hiện được thực hiện để ứng phó với trường hợp khẩn cấp Covid-19 phải tính đến các nhu cầu trong tương lai và các mối quan tâm về cấu trúc như trước đây và không tự giới hạn chúng trong ngắn hạn”, Đức Tổng Giám mục Paglia nói.

Nhiệm vụ mà chúng ta hiện đang đối mặt quả thực rất phức tạp và sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đó là lý do tại sao, Đức Tổng Giám mục Paglia nói, điều quan trọng là chúng ta phải hợp lực với tất cả những người có chung mục tiêu với chúng ta, ngay cả khi chúng ta có niềm tin khác với họ về các đối tượng khác.

Tiến sĩ Ramin Parsi

Tiến sĩ Ramin Parsi đến từ Hiệp hội Y khoa Đức sau đó đã nói về sự hợp tác giữa hai tổ chức: Hiệp hội Y khoa Thế giới và Học viện Giáo hoàng về Sự sống – “cụ thể như thế nào và tại sao chúng tôi lại đưa ra quyết định tổ chức một cuộc họp chung và đưa ra một tuyên bố chung về đối tượng tiêm phòng”, Tiến sĩ Parsi nói.

Tiến sĩ Parsi lưu ý rằng đại dịch hiện nay đã minh chứng cho tầm quan trọng của việc tiêm chủng, nhưng nó cũng cho thấy sự bất bình đẳng lớn trong việc tiếp cận với vắc xin và những mối nguy hiểm do chủ nghĩa dân tộc vắc xin gây ra.

“Nhiều quốc gia đang phát triển gặp bất lợi do những hạn chế về tài chính và những hạn chế về năng lực sản xuất, trong khi các quốc gia có thu nhập cao hơn có đủ nguồn lực để tiếp cận với vắc xin hiệu quả cao”, Tiến sĩ Parsi nói.

Thật không may, hiện vẫn chưa có đủ nguồn cung cấp vắc xin và, ngay cả khi việc sản xuất vắc xin được tăng lên, sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả các khu vực trên thế giới một cách hợp lý và kịp thời.

Tiến sĩ Parsi giải thích điều cần làm là “vắc xin cần được sản xuất trong nước”, nhưng để điều này xảy ra cần phải vượt qua một số rào cản. Giải quyết các vấn đề về bằng sáng chế chắc chắn là một yếu tố quan trọng cần thiết để hỗ trợ một hệ thống sản xuất vắc xin tự duy trì, nhưng điều này phải được củng cố bởi việc chuyển giao kiến thức và chuyên môn cũng như đào tạo nhân viên; Đầu tư quốc tế vào các địa điểm sản xuất vắc xin ở những nơi nghèo nàn về nguồn lực; Việc đảm bảo kiểm soát chất lượng đầy đủ.

Sau đó, Tiến sĩ Parsi tiếp tục nói về sự ngờ vực tương tự mà Đức Tổng Giám mục Paglia đã đề cập, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng ba điểm chính này có thể giúp “tăng cường sự tin tưởng đối với vắc xin và khuyến khích các giải pháp cho những trở ngại mà nhiều nơi trên thế giới hiện vẫn còn khan hiếm vắc xin phải đối mặt”.

 Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube