Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhà lãnh đạo Do Thái khi họ khởi xướng sáng kiến củng cố sự liên kết giữa Công giáo và Do Thái

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến phái đoàn của Đại hội Do Thái Thế giới tại Vatican hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 11 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến phái đoàn của Đại hội Do Thái Thế giới tại Vatican hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 11 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Do Thái quốc tế khi họ đưa ra một sáng kiến nhằm củng cố mối quan hệ giữa Công giáo và Do Thái.

“Chuyến viếng thăm này minh chứng và củng cố mối quan hệ hữu nghị gắn kết chúng ta”, Đức Thánh Cha nói với các thành viên của Đại hội Do Thái Thế giới tại Vatican hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 11.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trò chuyện với ủy ban điều hành của liên đoàn quốc tế các cộng đồng và tổ chức Do Thái trong cuộc họp thường niên hai lần mỗi năm, diễn ra tại Rôma và Vatican từ ngày 21 đến 22 tháng 11.

Hôm thứ Ba, Đại hội Do Thái Thế giới đã công bố rằng họ đang bắt đầu một sáng kiến có tên là “Kishreinu” (tiếng Do Thái có nghĩa là “Mối dây ràng buộc của chúng ta”), “nhằm tăng cường mối quan hệ Do Thái-Công giáo trên toàn cầu”.

Sáng kiến Kishreinu, theo Đại hội Do Thái Thế giới, “sẽ đóng vai trò là phản ứng của cộng đồng Do Thái đối với Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II”.

Nostra Aetate, Tuyên ngôn của Công đồng về mối quan hệ của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, là một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ Kitô giáo-Do Thái.

Tài liệu cho biết Giáo hội “không bác bỏ điều gì chân thật và thánh thiện” trong các truyền thống tôn giáo khác và đồng thời khuyến khích “việc đối thoại và hợp tác với các tín đồ của các tôn giáo khác, được thực hiện với sự thận trọng và tình yêu và để làm chứng cho đức tin và đời sống Kitô giáo”.

CAB68F5E-1204-4B7C-ACE4-91BC5E20B3A9

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến phái đoàn của Đại hội Do Thái Thế giới tại Vatican hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 11 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến phái đoàn của Đại hội Do Thái Thế giới tại Vatican hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 11 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong bài phát biểu trước ủy ban điều hành Đại hội Do Thái Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “từ thời Công đồng Vatican II, Đại hội của anh chị em đã đối thoại với Ủy ban Tòa Thánh phụ trách Quan hệ Tôn giáo với người Do Thái, và trong nhiều năm đã tài trợ cho các cuộc họp với sự quan tâm đặc biệt”.

“Chúng ta, các tín đồ Do Thái và người Công giáo, cùng chia sẻ những kho tàng tinh thần vô giá”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm.

Sáng kiến Kishreinu đã được đưa ra trong cuộc họp hôm 22 tháng 11 tại Hội trường Thượng hội đồng của Vatican trước cuộc hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ông Ronald S. Lauder, Chủ tịch Đại hội Do Thái Thế giới, cho biết ông rất biết ơn Giáo hội Công giáo vào thời điểm diễn ra sự gia tăng các hành vi và luận điệu bài Do Thái trên khắp thế giới.

“Chúng ta không phớt lờ điều đó. Chúng ta không quên. Nhưng chúng ta cùng nhau mong đợi. Và điều gì có thể tốt đẹp hơn cho tất cả mọi con cái của Thiên Chúa để cùng nhau chung sống trong hòa bình, trong sự hòa hợp và trong nhà của Thiên Chúa mãi mãi muôn đời”, ông Lauder nói.

“Mỗi người trong chúng ta hiện diện ở đây ngày hôm nay”, ông Lauder nói, “rất mong muốn thúc đẩy mối quan hệ của chúng ta với Giáo hội Công giáo. Hôm nay, chúng ta khởi động quá trình ‘Kishreinu‘, vốn củng cố tương lai chung của hai Giáo hội chúng ta. Nó thể hiện một giai đoạn mới trong mối quan hệ Công giáo-Do Thái”.

Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ Sự hiệp nhất Kitô giáo, chia sẻ: “Với di sản chung của chúng ta, chúng ta có trách nhiệm chung là cùng nhau nỗ lực làm việc vì lợi ích của nhân loại, bác bỏ chủ nghĩa bài Do Thái, những thái độ chống Công giáo và chống Kitô giáo, cũng như tất cả các hình thức phân biệt đối xử, dấn thân cho công lý, liên đới và hòa bình, truyền bá lòng trắc ẩn và lòng thương xót trong một thế giới thường lạnh lùng và tàn nhẫn”.

Chủ tịch Đại hội Do Thái Thế giới Ronald S. Lauder gặp gỡ Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ sự Hiệp nhất Kitô giáo, ngày 22 tháng 11 năm 2022, tại Vatican (Ảnh: Đại hội Do Thái Thế giới)

Chủ tịch Đại hội Do Thái Thế giới Ronald S. Lauder gặp gỡ Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ sự Hiệp nhất Kitô giáo, ngày 22 tháng 11 năm 2022, tại Vatican (Ảnh: Đại hội Do Thái Thế giới)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Dưới ánh sáng của di sản tôn giáo mà chúng ta cùng chia sẻ, chúng ta hãy coi hiện tại như một thách thức liên kết chúng ta, như một động lực để cùng nhau hành động”.

“Hai cộng đồng đức tin của chúng ta được giao phó nhiệm vụ nỗ lực làm việc để làm cho thế giới trở nên huynh đệ hơn, chống lại các hình thức bất bình đẳng và thúc đẩy công lý lớn hơn, để hòa bình không còn là một lời hứa hẹn ở thế giới bên kia mà trở thành hiện thực trong thế giới của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói .

Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của công lý để xây dựng sự chung sống hòa bình trên thế giới.

“Có biết bao nhiêu con người”, Đức Thánh Cha nói, “được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, bị xúc phạm phẩm giá do hậu quả của sự bất công đang tàn phá thế giới của chúng ta và đại diện cho nguyên nhân nền tảng của rất nhiều cuộc xung đột, đầm lầy sinh ra chiến tranh và bạo lực”.

“Đấng tạo dựng vạn vật theo trật tự và hài hòa thúc giục chúng ta dọn dẹp sạch sẽ đầm lầy của sự bất công đang nhấn chìm sự chung sống huynh đệ trên thế giới, ngay cả khi sự tàn phá môi trường làm tổn hại đến sức khỏe của trái đất”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ ra vai trò của đức tin trong việc dạy chúng ta rằng mọi con người đều được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, đồng thời cho biết Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc mời Thiên Chúa tham gia vào hành động của chúng ta.

“Nói cách khác, các sáng kiến chính trị, văn hóa và xã hội của chúng ta để thế giới trở nên tốt đẹp hơn – cái mà anh chị em gọi là Tikkun Olam – sẽ không bao giờ thành công nếu không có lời cầu nguyện và không có sự cởi mở huynh đệ với các tạo vật khác nhân danh Đấng Tạo Hóa duy nhất, Đấng yêu thương sự sống và ban phước lành những người là những người kiến tạo hòa bình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube