Đức TGM Andrew Nkea Fuanya: ‘Hòa bình là điều kiện tiên quyết cho công lý tại Cameroon’

Một thành viên Tiểu đoàn Can thiệp Nhanh quyền lực người Cameroon tuần tra ngôi làng bỏ hoang Ekona ở vùng Anglophone vào ngày 4 tháng 10 năm 2018 (Ảnh: Zohra Bensemra / Reuters qua CNS)

Một thành viên Tiểu đoàn Can thiệp Nhanh quyền lực người Cameroon tuần tra ngôi làng bỏ hoang Ekona ở vùng Anglophone vào ngày 4 tháng 10 năm 2018 (Ảnh: Zohra Bensemra / Reuters qua CNS)

YAOUNDÈ, Cameroon – Đức Tổng Giám mục Andrew Nkea Fuanya Địa phận Bamenda đã nhấn mạnh rằng để đấu tranh hiệu quả cho công lý, hòa bình phải trở lại các khu vực nói tiếng Anh đang gặp khó khăn của Cameroon.

“Đã đến lúc, và tôi thiết nghĩ vẫn còn sớm khi chúng ta có thể nói rằng chúng ta có thể sống trong hòa bình trở lại”, Đức Tổng Giám mục Nkea phát biểu trên đài phát thanh địa phương vào ngày 19 tháng 6, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng “mọi người không nên nhầm lẫn hòa bình mà chúng ta đang nói đến với việc đấu tranh cho công lý”.

Cameroon đã trải qua một cuộc xung đột trong các khu vực Tây Bắc và Tây Nam của nước này trong gần sáu năm. Sự việc bắt đầu xảy ra khi các giáo viên và luật sư phản đối việc áp đặt tiếng Pháp vào hệ thống trường học và tòa án pháp luật dựa trên người Anh ở hai khu vực, bắt nguồn từ khi hai khu vực này được cai trị bởi Vương quốc Anh.

Phần còn lại của Cameroon do Pháp cai trị và khoảng 80% dân số nói tiếng Pháp. Những người nói tiếng Anh từ lâu đã than phiền về việc bị chính quyền trung ương phân biệt đối xử và gạt ra bên lề xã hội.

Các cuộc biểu tình năm 2016 đã bị quân đội Cameroon đáp trả dữ dội, làm dấy lên một cuộc nổi dậy ly khai.

Liên Hợp quốc ước tính ít nhất 4.000 người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh sau đó, với hơn một triệu người khác bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Ít nhất 70.000 người đã tìm kiếm nơi ẩn náu ở Nigeria.

Đức Tổng Giám mục Nkea khẳng định hòa bình là điều kiện tiên quyết của công lý.

“Hoa Kỳ có những tình huống bất công nghiêm trọng, Vương quốc Anh có những tình huống bất công nghiêm trọng nhưng họ không giết hại lẫn nhau. Chúng ta cần hòa bình để có thể tiếp tục đấu tranh cho công lý một cách tích cực. Cầm súng và đấu tranh cho công lý là sự man rợ. Và do đó, chúng ta đồng ý rằng có rất nhiều tình huống bất công ở Cameroon nhưng cách giải quyết những bất công này không phải là cầm súng và giết hại lẫn nhau, lấy đao kiếm và chặt đầu nhau. Chúng ta cần hòa bình”, vị Giám chức nói.

“Chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền hòa bình như là thứ gắn kết mọi người lại với nhau và khiến họ sống hòa thuận. Người ta có đồng tình hay không thì chúng ta nhất định phải nhấn mạnh điều này. Tôi không cần bất kỳ ai đồng ý với tôi rằng tôi là một nhà thuyết giảng về hòa bình. Tôi không cần mọi người cảm ơn vì tôi là đại sứ hòa bình. Bằng chính lời kêu gọi của tôi với tư cách là một Giám mục, công việc của tôi là rao giảng hòa bình bởi vì Thầy Chí Thánh của tôi chính là Hoàng tử hòa bình – Chúa Giêsu Kitô. Và những gì mọi người đang nói đến – ‘Ôi, ngài đang rao giảng hòa bình, ngài không rao giảng về sự bất công’. Đó không phải là vấn đề của tôi. Vấn đề của tôi là làm thế nào để đạt được công lý, tôi cần phải thông qua hòa bình và việc chiến đấu cho công lý không bao giờ có thể đạt được bằng súng ống hay bằng bạo lực”, Đức Tổng Giám mục Nkea giải thích.

Đức Tổng Giám mục Nkea cho biết một số người tham gia vào cuộc giao tranh, đặc biệt là các chiến binh ly khai, đã bị tẩy não và thậm chí không thể đưa ra lý do cho cuộc xung đột.

“Tẩy não là một điều rất tồi tệ. Đôi khi khi bạn ngồi với một số thanh thiếu niên này và bạn trò chuyện với họ từ tận đáy lòng, các chàng thanh thiếu niên này bắt đầu khóc, bởi vì họ đã vướng vào một tình huống mà chính họ cũng không thể giải thích được”, Đức Tổng Giám mục Nkea nói.

Vị Giám chức cho biết một số người trong số họ “hối hận về những gì họ đang làm”, và đồng thời cảnh báo không nên coi những người ly khai là những kẻ khủng bố hoặc những thành phần ly khai.

“Hãy xem họ như những người Cameroon đang thất vọng” và những người đang cần sự giúp đỡ, Đức Tổng Giám mục Nkea nói.

Đức Tổng Giám mục Nkea cũng cho biết thêm rằng việc khôi phục hòa bình sẽ rất khó khăn, vì một số đã tự mình dành thời gian tham gia vào cuộc xung đột.

“Thành quả đầu tiên của mọi cuộc chiến là tình trạng vô chính phủ. Mọi người đều trở thành một ông chủ. Sau đó, mọi người bắt đầu lợi dụng chiến tranh như một phương tiện tìm kiếm thu nhập và nó không liên quan gì đến chiến tranh, nhưng trở thành một phần của việc kiếm sống và công việc của họ để sử dụng chiến tranh hầu làm giàu cho bản thân”, Đức Tổng Giám mục Nkea nói.

“Điều này trở nên rất khó có thể ngăn chặn. Bởi vì việc ngăn chặn chiến tranh, không chỉ là những người có những sự bất bình, những người ngồi quanh bàn thảo luận, mà giờ đây, những bên liên quan khác đã tham gia, những người hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề chính trị đang bị đe dọa vào thời điểm chiến tranh bắt đầu. Đây là lý do tại sao tôi nói rằng rất khó để ngăn chặn chiến tranh”, Đức Tổng Giám mục Nkea tiếp tục.

“Hãy nhìn những người trẻ của chúng ta, những người sở hữu súng ống trong tay và trong một ngày họ có thể nhận đến 30 đến 40 triệu tiền điện thoại hoặc tiền mặt thông qua việc bắt cóc, v.v … Làm thế nào để thuyết phục họ rằng họ nên dừng việc này lại? Họ thà chết nhưng làm giàu cho bản thân còn hơn quay lại sống như những người nghèo khổ? Vì vậy, đó là lý do tại sao tôi nói rằng rất khó để ngăn chặn chiến tranh”, Đức Tổng Giám mục Nkea phát biểu với chương trình phát thanh.

Đức Tổng Giám mục Nkea cho biết Giáo hội sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua dân Chúa trong nỗ lực khôi phục hòa bình cho Cameroon. Và điều này sẽ được thực hiện thông qua việc đào luyện lương tâm.

“Chúng tôi liên hệ với mọi tầng lớp nhân dân. Chúng tôi trò chuyện với những người thuộc chính quyền tất cả các cấp, và chúng tôi chỉ cho họ thấy những thiếu sót của hệ thống. Chúng tôi trò chuyện với các thanh thiếu niên [những người ly khai], chúng tôi trò chuyện với một số trong các cộng đồng di cư, và chỉ cho họ thấy rằng bạo lực không phải là câu trả lời cho vấn đề này”, Đức Tổng Giám mục Nkea nói.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube