Đức Phanxicô: ‘Việc cùng nhau tìm kiếm Thiên Chúa sẽ đưa các Kitô hữu đến gần nhau hơn’

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận quà trong một buổi tiếp kiến với một phái đoàn đại kết từ Phần Lan tại Vatican ngày 17 tháng 1 năm 2022. Trình bày món quà là Giám mục Luther Jukka Keskitalo của Oulu, cùng với hai mục sư Luther là Đức Cha Tuomo Huusko và Đức Cha Mari. Valjakka. Hai mục sư, những người đang mặc trang phục truyền thống của người Sámi, là mục sư của cộng đồng Bản địa. (Ảnh: CNS / truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận quà trong buổi tiếp kiến phái đoàn đại kết đến từ Phần Lan tại Vatican vào ngày 17 tháng 1 năm 2022. Người món quà là Đức Giám mục Luther Jukka Keskitalo Địa phận Oulu, cùng với hai Mục sư Luther Tuomo Huusko và Mari Valjakka. Hai Mục sư, những người trong trang phục truyền thống của người Sámi, là Mục sư của cộng đồng bản địa (Ảnh: CNS / truyền thông Vatican)

Khi mục tiêu hiệp nhất của các Kitô hữu dường như còn xa vời, “chúng ta hãy tự nhắc nhở mình rằng chúng ta đang thực hiện cuộc hành trình này không phải với tư cách là những người đã có được Thiên Chúa mà là những người tiếp tục tìm kiếm Người”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các thành viên của một cuộc hành hương đại kết đến từ Phần Lan.

Trước Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắn nhủ với những người hành hương Luther, Công giáo và Chính thống rằng “chúng ta cần tiến về phía trước với sự khiêm tốn và nhẫn nại, và luôn sát cánh bên nhau, để khuyến khích và tương trợ lẫn nhau, vì đây là điều mà Đức Kitô mong muốn”.

Gặp gỡ phái đoàn vào ngày 17 tháng 1, trong đó có các Mục sư Luther đến từ cộng đồng người Sámi bản địa, Đức Thánh Cha cho biết ngài đồng ý với Đức Giám mục Luther Jukka Keskitalo Địa phận Oulu, Chủ tịch phái đoàn, rằng sự khiêm tốn và nhẫn nại cũng là điều cần thiết cho tiến trình hòa giải mà các Giáo hội Kitô giáo được mời gọi tham gia với các cộng đồng bản địa.

Cũng như ở nhiều quốc gia khác, cách thức chia sẻ Tin Mừng với người Sámi và cung cấp cho họ một nền giáo dục phương Tây thường dẫn đến việc đàn áp đối với văn hóa và ngôn ngữ bản địa.

Đức Giám mục Keskitalo cho biết người dân Phần Lan hiện đang nỗ lực lắng nghe những câu chuyện của người Sámi và tìm kiếm sự thật và hòa giải, theo một thông cáo báo chí từ Giáo hội Luther Phần Lan.

“Chúng ta cũng đang đến thời điểm khi mà toàn bộ Giáo hội Tin lành Luther ở Phần Lan, và các Giáo hội khác, cần phải xin lỗi người Sámi”, vị Giám chức nói với Đức Thánh Cha, theo thông cáo báo chí. “Tất nhiên, không cần phải xin lỗi vì đã đem tin vui mừng của Phúc Âm đến cho mọi người; mà là sự ăn năn và việc xin lỗi liên quan đến những hành vi lạm dụng và tội lỗi trong quá khứ vốn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện rằng Thiên Chúa sẽ đồng hành với người dân Phần Lan “trên cuộc hành trình hướng tới sự hòa giải và chữa lành những ký ức, đồng thời làm cho tất cả các Kitô hữu được tự do và quyết tâm trong việc tha thiết tìm kiếm chân lý”.

Và khi cuộc hành trình hướng tới sự hiệp nhất của các Kitô hữu tiếp tục, Đức Thánh Cha nói, hai sự kiện kỷ niệm quan trọng đang đến gần sẽ mang đến cho các Kitô hữu cơ hội để xem họ đã đi được bao xa và suy ngẫm về những bước tiếp theo của họ.

“Vào năm 2025, chúng ta sẽ kỷ niệm 1.700 năm thành lập Công đồng Nicaea”, thừa nhận Chúa Giêsu là “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật” và “đồng bản thể với Đức Chúa Cha”, Đức Thánh Cha nói. Những tuyên bố mang tính nền tảng về đức tin đó hợp nhất tất cả các Kitô hữu đã được rửa tội.

“Xét về sự kiện kỷ niệm trọng đại này, chúng ta hãy đổi mới lòng nhiệt thành của mình trong việc đồng hành cùng với nhau trên con đường của Chúa Kitô, Đấng là đường”, Đức Thánh Cha nói. “Vì chúng ta cần Ngài, chúng ta cần sự mới mẻ và niềm vui không thể sánh bì mà Ngài mang lại. Chỉ bằng cách bám vào Ngài, chúng ta sẽ đi đến cuối con đường dẫn đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Vì chính Đức Kitô là Đấng mà mọi người nam nữ thuộc mọi thời đại, kể cả chúng ta, đang tìm kiếm, dù vô thức”.

Sự kiện kỷ niệm thứ hai là “vào năm 2030 – liệu chúng ta có hiện diện ở đây hay không, tôi không biết”, vị Giáo hoàng 85 tuổi nói với nhóm. Năm này sẽ đánh dấu kỷ niệm 500 năm Bản Tuyên xưng Đức tin Augsburg, một tài liệu hiện được coi là bản tóm tắt quan trọng của đức tin Luther.

Nhưng, Đức Thánh Cha nói, khi nó được trình bày tại Augsburg, Đức, vào ngày 25 tháng 6 năm 1530, “vào thời điểm khi mà các Kitô hữu chuẩn bị đi trên những con đường khác nhau, lời tuyên xưng đó đã nỗ lực duy trì sự hiệp nhất”.

“Chúng ta biết rằng điều đó đã không thành công trong việc ngăn chặn sự chia rẽ, nhưng sự kiện kỷ niệm sắp tới có thể là một dịp hữu ích để khuyến khích và củng cố chúng ta trên hành trình của sự hiệp thông, để chúng ta có thể trở nên vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, và ít lệ thuộc vào những kế hoạch của con người”, Đức Thánh Cha nói.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube