Đức Phanxicô: ‘Sự thất bại trong việc hội nhập những người di cư có thể tạo ra những vấn đề nghiêm trọng’

Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng những người tham dự trong một hội nghị về cộng đồng người Ý ở Châu Âu tại Hội trường Clementine của Vatican, ngày 11 tháng 11 năm 2021 (Ảnh:Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng các tham dự viên tham gia một hội nghị về cộng đồng di cư người Ý ở Châu Âu tại Hội trường Clementine của Vatican, ngày 11 tháng 11 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng sự thất bại trong việc hội nhập những người di cư có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Phát biểu trước các tham dự viên tham gia một hội nghị về cộng đồng di cư người Ý ở châu Âu vào ngày 11 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các quốc gia thực hiện bốn hành động liên quan đến những người di cư.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Chào mừng, đồng hành, khuyến khích và hội nhập, bốn bước. Nếu chúng ta không đạt được sự hội nhập, có thể có những vấn đề và những vấn đề nghiêm trọng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Tôi luôn nhớ về thảm kịch tại Zaventem: những người đã làm điều này là người Bỉ, nhưng là con cái của những người di cư không được hội nhập, những người đã bị quy vào hạng thấp kém. Chào mừng, đồng hành, khuyến khích và hội nhập”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến hai vụ đánh bom liều chết xảy ra tại sân bay Brussels ở Zaventem, Bỉ, vào ngày 22 tháng 3 năm 2016.

Thủ phạm là Ibrahim El Bakraoui, 29 tuổi, sinh ra ở Brussels và mang hai quốc tịch Bỉ và Morocco, và Najim Laachraoui, 24 tuổi, sinh ra ở Morocco nhưng lớn lên ở Brussels.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Một vụ đánh bom liều chết khác diễn ra cùng ngày tại ga tàu điện ngầm Maalbeek ở Brussels. Vụ đánh bom này được thực hiện bởi Khalid El Bakraoui, 27 tuổi, quốc tịch Bỉ gốc Morocco.

Tổng cộng 32 nạn nhân đã thiệt mạng bởi ba kẻ đánh bom liều chết, những kẻ đã cùng nhau thực hiện vụ tấn công đẫm máu nhất trên đất Bỉ kể từ Thế chiến thứ hai.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến sự tàn bạo trong một bài phát biểu trước một hội nghị về “Người Ý ở châu Âu và sứ mạng Kitô giáo”, được tài trợ bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Ý và Quỹ Người di cư, và diễn ra tại Rôma vào ngày 9-12 tháng 11.

Đức Thánh Cha Phanxicô, con trai của những người Ý di cư đến Argentina, đã nhấn mạnh mối liên hệ cá nhân của mình với chủ đề về cộng đồng di cư người Ý.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Chúng ta thường chỉ xem những người di cư là ‘những người khác’ khác biệt với chúng ta, như những người xa lạ”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Trên thực tế, ngay cả khi đọc những dữ liệu về hiện tượng này, chúng ta khám phá ra rằng những người di cư là một phần quan trọng của ‘chúng ta’, cũng như, trong trường hợp những người nhập cư người Ý, những người thân thiết với chúng ta: các gia đình của chúng ta, những sinh viên trẻ tuổi, những sinh viên mới tốt nghiệp của chúng ta, những người thất nghiệp, các doanh nhân của chúng ta”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng một số quốc gia châu Âu có các cộng đồng người Ý lớn. Các quốc gia đó bao gồm Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Anh và Bỉ.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Việc người Ý di cư sang lục địa Châu Âu phải khiến chúng ta ngày càng nhận thức được rằng Châu Âu là một ngôi nhà chung”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Trích dẫn Thông điệp Fratelli Tutti năm 2020 của mình, Đức Thánh Cha tiếp tục: “Ngay cả Giáo hội ở châu Âu cũng không thể không lưu tâm đến hàng triệu người Ý di cư và những người từ các quốc gia khác, những người đang đổi mới bộ mặt của các thành phố và các quốc gia. Và, đồng thời, họ đang nuôi dưỡng ‘giấc mơ về một châu Âu thống nhất, có khả năng thừa nhận nguồn gốc chung của nó và vui mừng với sự đa dạng phong phú của nó’”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Đó là một bức tranh khảm tuyệt đẹp, vốn không được để lại vết sẹo hay bị hư hỏng bởi thành kiến hoặc bởi lòng căm thù được che đậy trong sự tôn trọng. Châu Âu ngày nay được kêu gọi để hồi sinh ơn gọi liên đới trong tinh thần bổ trợ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi những người Ý đã làm chứng cho đức tin Công giáo ở các quốc gia châu Âu khác.

“Nhờ vào lòng mộ đạo bình dân bén rễ sâu của họ, họ đã truyền đạt niềm vui của Tin Mừng, cho thấy vẻ đẹp của việc trở nên các cộng đồng cởi mở và chào đón, cũng như chia sẻ đường hướng của các cộng đồng Kitô giáo địa phương”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Phong cách hiệp thông và sứ mạng đã ghi dấu ấn trong lịch sử của họ, và tôi hy vọng nó cũng sẽ định hình tương lai của họ. Đó là sợi dây tuyệt vời gắn kết chúng ta với ký ức về gia đình của chúng ta”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của mối dây liên kết giữa các thế hệ ông bà và con cháu.

“Thực tế, những người Ý trẻ tuổi đang di chuyển khắp châu Âu ngày nay rất khác, xét về mặt đức tin, so với ông bà của họ, nhưng nhìn chung họ rất gắn bó với các bậc ông bà của mình”, Đức Thánh Cha nói.

“Và điều cốt yếu là họ vẫn gắn bó với cội nguồn của mình: ngay lúc họ tự nhận thấy mình đang sống trong những bối cảnh châu Âu khác, nguồn nhựa sống mà họ rút ra từ cội nguồn, từ các bậc ông bà của họ, một thứ nhựa sống của các giá trị tinh thần và nhân văn, quả thực hết sức đáng quý”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng những người di cư là một phúc lành cho Giáo hội Công giáo ở châu Âu.

“Nếu được hội nhập, những người di cư có thể giúp hít thở bầu không khí của sự đa dạng giúp tái tạo sự thống nhất; họ có thể nuôi dưỡng dung mạo của Giáo hội Công giáo; họ có thể làm chứng cho tính Tông truyền của Giáo hội; họ có thể viết nên những câu chuyện về sự thánh thiện”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Ví dụ, chúng ta đừng quên rằng Thánh Frances Xavier Cabrini, một Nữ tu đến từ vùng Lombardy của Ý, người đã di cư giữa những người di cư, đã trở thành vị Thánh đầu tiên là công dân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ sự hài lòng rằng Con đường đồng nghị ở Ý đã làm nổi bật sự đóng góp của những người di cư cho Giáo hội.

“Chớ gì Chân Phước Gioan Baotixita Scalabrini, người có các hoạt động giữa những người di cư đã nuôi dưỡng sứ mạng của các Giáo hội ở Ý, và Thánh Frances Cabrini, Quan Thầy của những người di cư, hướng dẫn và bảo vệ hành trình của anh chị em trong các Giáo hội ở Châu Âu để có được một sự loan báo Tin Mừng mới mẻ, vui tươi và có tính tiên tri”, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube