Đức Phanxicô: ‘Các tín hữu Công giáo cần hiểu rõ hơn về Thánh lễ’

Đức Thánh Cha Phanxicô giơ cao Mình Thánh khi cử hành Thánh lễ tại Sân vận động GSP ở Nicosia, Síp, ngày 3 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: CNS / Paul Haring)

Đức Thánh Cha Phanxicô giơ cao Mình Thánh khi cử hành Thánh lễ tại Sân vận động GSP ở Nicosia, Síp, ngày 3 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: CNS / Paul Haring)

“Cảm thức về mầu nhiệm” và lòng kính sợ mà người Công giáo nên trải nghiệm trong Thánh lễ không được thúc đẩy bởi tiếng Latinh hay các yếu tố “sáng tạo” được thêm vào trong cử hành phụng vụ, mà bởi ý thức về Hiến tế của Chúa Kitô và sự hiện diện thực sự của Người trong Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Vẻ đẹp, cũng giống như chân lý, luôn tạo ra sự kỳ diệu, và khi những điều này được đề cập đến mầu nhiệm của Thiên Chúa, chúng dẫn đến sự tôn thờ”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong một Tông thư “về công việc đào tạo phụng vụ của dân Chúa”.

Với tiêu đề Desiderio Desideravi (“Tôi những khát khao mong mỏi”), Tông thư được công bố vào ngày 29 tháng 6, Lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ. Tiêu đề này xuất phát từ Tin Mừng Lu-ca 22:15, khi trước Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình”.

Trong Tông thư, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng các tín hữu Công giáo cần hiểu rõ hơn về cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vaticanô II và mục tiêu của Công đồng là thúc đẩy “việc cử hành đầy đủ, có ý thức, tích cực và hiệu quả” của Thánh lễ.

“Với lá thư này, tôi chỉ đơn giản muốn mời gọi toàn thể Giáo hội tái khám phá, bảo vệ và sống chân lý và sức mạnh của cử hành phụng vụ Kitô giáo”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Tôi muốn vẻ đẹp của việc cử hành phụng vụ Kitô giáo và những hiệu quả cần thiết của nó đối với đời sống của Giáo hội không bị hư hoại bởi sự hiểu biết hời hợt và phiến diện về giá trị của nó, hoặc tệ hơn, nó bị lợi dụng để phục vụ cho một số tầm nhìn ý thức hệ”.

“Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly rằng ‘xin cho tất cả được nên một’ xét đoán mọi sự chia rẽ của chúng ta xung quanh tấm bánh được bẻ ra, xung quanh Bí tích của Lòng thương xót, dấu chỉ của sự hiệp nhất, mối dây liên kết của tinh thần bác ái”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Trong khi lá thư của Đức Thánh Cha đưa ra điều mà ngài gọi là “một sự suy tư” về sức mạnh và vẻ đẹp của Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại xác tín của ngài về sự cần thiết phải hạn chế việc cử hành phụng vụ theo nghi thức được sử dụng trước Công đồng Vatican II.

“Chúng ta không thể quay trở lại hình thức nghi lễ đó mà các Nghị phụ, ‘cum Petro et sub Petro’ (cùng với Phêrô và dưới quyền Phêrô), cảm thấy cần phải cải cách, chấp thuận, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và tuân theo lương tâm của họ với tư cách là các vị Mục tử, các nguyên tắc mà từ đó đã sinh ra cuộc cải cách”.

Các sách phụng vụ được chấp thuận bởi “các Thánh Giáo hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “đã bảo đảm tính trung thực của công việc cải tổ của Công đồng”.

Mặc dù Thánh lễ sau Công đồng Vatican II được cử hành bằng tiếng Latinh và hàng chục ngôn ngữ bản ngữ, nhưng Đức Thánh Cha nói, đó là “một và cùng một lời cầu nguyện có khả năng thể hiện sự hiệp nhất của Giáo hội”.

“Như tôi đã viết, tôi có ý hướng rằng sự thống nhất này sẽ được tái lập trong toàn thể Giáo hội theo nghi thức La Mã”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, đó là lý do tại sao vào năm 2021, ngài ban hành Tự sắc “Traditionis Custodes” (Những người gìn giữ truyền thống), hạn chế việc cử hành Thánh lễ theo nghi thức được sử dụng trước Công đồng Vatican II.

Một Linh mục cầm Mình Thánh trong bức hình được chụp vào ngày 27 tháng 5 năm 2021. “Cảm thức về mầu nhiệm” và lòng kính sợ mà người Công giáo nên trải nghiệm trong Thánh lễ được thúc đẩybởi ý thức về Hiến tế của Chúa Kitô và sự hiện diện thực sự của Người trong Bí tích Thánh Thể, húa Kitô và sự hiện diện thực sự của Người trong Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết trong một tài liệu được công bố vào ngày 29 tháng 6 năm 2022 (Ảnh: CNS / Bob Roller)

Một Linh mục cầm Mình Thánh trong bức hình được chụp vào ngày 27 tháng 5 năm 2021. “Cảm thức về mầu nhiệm” và lòng kính sợ mà người Công giáo nên trải nghiệm trong Thánh lễ được thúc đẩy bởi ý thức về Hiến tế của Chúa Kitô và sự hiện diện thực sự của Người trong Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết trong một tài liệu được công bố vào ngày 29 tháng 6 năm 2022 (Ảnh: CNS / Bob Roller)

Phần lớn bức thư mới của Đức Thánh Cha tập trung vào việc giúp người Công giáo học cách nhận biết và kinh ngạc trước món quà tuyệt vời của Thánh lễ và Bí tích Thánh Thể và việc Thánh lễ không chỉ đơn giản là một “sự diễn kịch” hay “trình diễn” Bữa Tiệc Ly hàng tuần mà còn thực sự cho phép tất cả mọi người thuộc mọi thời đại, và mọi nơi chốn được gặp gỡ Chúa Kitô Chịu đóng đinh và Phục sinh, ăn thịt và uống máu Người.

Và, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, điều cốt yếu là phải thừa nhận rằng Thánh lễ không thuộc về vị Linh mục hay bất kỳ cá nhân giáo dân nào, nhưng thuộc về Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài.

“Phụng vụ không nói ‘tôi’ nhưng nói ‘chúng ta’, và bất kỳ sự giới hạn nào đối với bề rộng của ‘chúng ta’ này luôn là hành động của ma quỷ”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Phụng vụ không để chúng ta trơ trọi một mình tìm kiếm một cá nhân được cho là hiểu biết về mầu nhiệm của Thiên Chúa. Đúng hơn, phụng vụ cầm lấy tay chúng ta, cùng với nhau, với tư cách là một cộng đoàn, dẫn chúng ta tiến vào sâu trong mầu nhiệm mà Lời và các dấu chỉ mang tính Bí tích tiết lộ cho chúng ta”.

“Nhất quán với mọi hành động của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha nói, phụng vụ dẫn con người đi vào mầu nhiệm bằng những hành động và dấu chỉ mang tính biểu tượng.

Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng một số người cho rằng qua việc cải cách phụng vụ và cho phép cử hành Thánh lễ bằng ngôn ngữ của cộng đoàn địa phương, bằng cách nào đó nó đã làm mất đi những gì “có ý muốn nói bởi cách diễn đạt mơ hồ ‘cảm thức về mầu nhiệm’”.

Nhưng mầu nhiệm được cử hành và truyền đạt, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, không phải là về “một nghi thức huyền bí. Trái lại, kinh ngạc trước sự thật rằng kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được bày tỏ trong hành động vượt qua của Chúa Giêsu”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nâng chén thánh khi cử hành Thánh lễ tại Carpi, Ý, ngày 2 tháng 4 năm 2017. Vào ngày 29 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một Tông thư nhấn mạnh rằng các tín hữu Công giáo cần hiểu rõ hơn về cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II và mục tiêu của nó trong việc thúc đẩy "việc cử hành đầy đủ, có ý thức, tích cực và hiệu quả" của Thánh lễ (Ảnh: CNS / Reuters / Alessandro Garofalo)

Đức Thánh Cha Phanxicô nâng chén thánh khi cử hành Thánh lễ tại Carpi, Ý, ngày 2 tháng 4 năm 2017. Vào ngày 29 tháng 6 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một Tông thư nhấn mạnh rằng các tín hữu Công giáo cần hiểu rõ hơn về cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II và mục tiêu của nó trong việc thúc đẩy “việc cử hành đầy đủ, có ý thức, tích cực và hiệu quả” của Thánh lễ (Ảnh: CNS / Reuters / Alessandro Garofalo)

Phụng vụ sử dụng “những thứ hoàn toàn trái ngược với những điều trừu tượng về tâm linh: bánh, rượu, dầu, nước, hương, lửa, tro, đá, vải, màu sắc, cơ thể, lời nói, âm thanh, sự thinh lặng, cử chỉ, không gian, chuyển động, hành động, trật tự, thời gian, ánh sáng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Những điều cụ thể đó tuyên bố rằng “toàn bộ công trình sang tạo là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa, và từ khi tình yêu đó được thể hiện trọn vẹn nơi thập giá của Chúa Giêsu, thì tất cả mọi tạo vật đều bị thu hút về phía đó”.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, những từ ngữ và cử chỉ và biểu tượng được sử dụng chỉ là những điều được Giáo hội chấp thuận.

“Chúng ta hãy nói rõ ở đây: mọi khía cạnh của cử hành phụng vụ phải được chăm chút cẩn thận – không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, đồ vật, lễ phục, bài hát, âm nhạc – và mọi đoạn viết chữ đỏ đều phải được tuân theo”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. Nếu không, vị Chủ tế hoặc các Thừa tác viên có nguy cơ “cướp khỏi tay cộng đoàn những gì thuộc về họ; cụ thể là, mầu nhiệm Vượt qua được cử hành theo nghi lễ mà Giáo hội đặt ra”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “việc không chấp nhận cuộc cải cách phụng vụ” của Công đồng Vatican II, cũng như “sự hiểu biết hời hợt về nó, khiến chúng ta phân tâm khỏi nghĩa vụ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mà tôi quay lại lặp lại: Làm thế nào chúng ta có thể phát triển trong chúng ta khả năng sống trọn vẹn trong hành động phụng vụ? Làm thế nào để chúng ta tiếp tục để mình kinh ngạc trước những gì xảy ra trong cử hành hành phụng vụ dưới chính con mắt của chúng ta?”.

“Chúng ta đang cần một sự đào tạo về phụng vụ nghiêm túc và năng động”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo NCR Online)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube