Đức Hồng y Tomasi: Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân là bước đầu tiên quan trọng hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân

Vũ khí bị thu giữ từ một băng đảng ở Mauritius (Ảnh: AFP)

Vũ khí bị thu giữ từ một băng đảng ở Mauritius (Ảnh: AFP)

Trong một cuộc phỏng vấn với Hội đồng các Giáo hội Thế giới, cựu Quan sát viên Thường trực của LHQ và các Tổ chức Quốc tế khác tại Geneva và Tổ chức Thương mại Thế giới đã suy tư về cách thức các Giáo hội có thể tham gia vào mục tiêu giải thoát thế giới khỏi các loại vũ khí hạt nhân.

“Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân(TPNW) báo trước một kỷ nguyên mới theo luật pháp quốc tế và ngày càng được công chúng quan tâm”, Đức Hồng y Silvano M. Tomasi, đã nói.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC), cựu Quan sát viên Thường trực của LHQ và các Tổ chức Quốc tế khác tại Geneva và Tổ chức Thương mại Thế giới đã phản ánh về tác động tích cực của Hiệp ước (TPNW) và cách thức các Giáo hội có thể tham gia vào mục tiêu giải thoát thế giới khỏi các loại vũ khí hạt nhân.

TPNW đã được Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 7 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực vào ngày 22 tháng 1 năm 2021. Đối với các quốc gia đã ký kết, Hiệp ước cấm phát triển, thử nghiệm, sản xuất, dự trữ, chuyển giao, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng như hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động bị cấm. Đối với các quốc gia có vũ khí hạt nhân tham gia hiệp ước, nó cung cấp một khuôn khổ có thời hạn cho các cuộc đàm phán dẫn đến việc loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình đã được xác minh và không thể đảo ngược.

Thừa nhận rằng “chỉ những tuyên bố về đạo đức cũng sẽ dẫn đến việc giải trừ vũ khí”, trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Tomasi lưu ý rằng các quy tắc mới được ban hành “có thể hỗ trợ và thậm chí thúc đẩy các cuộc đàm phán phức tạp, hy vọng đạt được mục tiêu về một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết để các quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân lên tiếng về vấn đề này.

Đức Hồng Y Tomasi cũng nhấn mạnh vai trò của các tác nhân xã hội dân sự, các Giáo hội cũng như các cộng đồng tôn giáo: “Trong lĩnh vực này, các tôn giáo và tất cả các giáo phái có thể cùng nhau hội tụ và khuếch đại cùng một thông điệp luân lý cho các tín đồ cũng như những người không có tín ngưỡng”, Đức Hồng Y Tomasi nói, đồng thời cũng cho biết thêm rằng “các sáng kiến địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiến tới giải trừ quân bị toàn diện” và “các tác nhân địa phương có thể làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe ở cấp cao hơn, bằng cách liên hệ với đại diện của họ và kết nối trực tuyến”.

Nhắc nhở rằng “sự tồn tại đơn thuần của vũ khí hạt nhân là một nguy cơ thường trực” và “đại dịch đã làm sáng tỏ và làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng cực độ hiện nay trong các xã hội của chúng ta”, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tái khẳng định rằng việc thành lập Quỹ Thế giới để giải quyết vấn đề phát triển con người với số ngân quỹ trước đây được đầu tư vào quân đội và vũ khí “là chủ yếu” liên quan đến các vấn đề kinh tế-xã hội mà chúng ta phải đối mặt ngày nay: “Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng đại dịch làm sáng tỏ những ưu tiên và nhu cầu thực sự của chúng ta với tư cách là một gia đình nhân loại, đồng thời khuyến khích sự phản ánh sâu sắc và những thay đổi tích cực hướng tới một thế giới cam kết xây dựng các hệ thống công bằng phục vụ người dân. Đó không chỉ là một mục tiêu xứng đáng, mà còn là một điều đáng mong muốn hợp với luân lý”, Đức Hồng Y Tomasi nhấn mạnh. “Việc đầu tư vào các loại vũ khí ngày càng tăng xuất phát từ cảm giác không an toàn, nhưng một xã hội không bao giờ có thể an toàn nếu các nhu cầu thiết yếu của người dân không được đáp ứng”, Đức Hồng Y Tomasi giải thích.

Theo Đức Hồng Y Tomasi, đại dịch hiện nay có thể đóng vai trò như một “chất xúc tác” hướng tới mục tiêu đầy tham vọng này: “Trong thời kỳ khó khăn về mặt kinh tế đối với tất cả các quốc gia – kể cả các cường quốc – việc có thể giải phóng kinh phí để vực dậy nền kinh tế là điều hết sức cần thiết. Việc giảm ngân quỹ phân bổ cho cuộc chạy đua vũ trang và dành chúng cho việc phục hồi kinh tế thực sự là một lựa chọn chiến lược cho những quốc gia muốn duy trì ưu thế của mình trong hệ thống quốc tế. Ảnh hưởng và quyền lực của họ sẽ sớm được đánh giá dựa trên khả năng phục hồi sau khủng hoảng”, Đức Hồng Y Tomasi kết luận.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube