ĐTC Phanxicô: Motu Proprio, 'các sách phụng vụ do Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II ban hành là cách diễn đạt duy nhất của Nghi thức Rôma'

“Các sách phụng vụ do các Đức Thánh Cha Phaolô VI và Gioan Phaolô II ban hành, phù hợp với các sắc lệnh của Công đồng Vatican II, là cách diễn đạt duy nhất của Lex orandi của Nghi thức Rôma”.

Đức Giáo hoàng đã xác lập điều này trong Tự Sắc “Traditionis Custodes” về việc sử dụng Phụng vụ Rôma trước cuộc Cải cách năm 1970. Tự sắc này bãi bỏ “các quy tắc, hướng dẫn, nhượng bộ và phong tục trước đây không phù hợp với chính Tự Sắc này”.

PapaUdienzaSanPietro

“Giám mục giáo phận, với tư cách là người điều hành, quảng bá và coi sóc tất cả đời sống phụng vụ trong Giáo hội cụ thể được giao phó cho ngài, chịu trách nhiệm điều chỉnh các cử hành phụng vụ trong giáo phận của mình”, Tự Sắc viết. “Do đó, ngài có thẩm quyền độc quyền cho phép việc sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận, theo hướng dẫn của Tông Tòa.”

Trong các giáo phận có sự hiện diện của một hoặc nhiều nhóm cử hành theo Sách lễ trước cuộc cải tổ năm 1970, giám mục phải xác định chắc chắn rằng “những nhóm đó không loại trừ tính hợp lệ và hợp pháp của việc cải cách phụng vụ, của các mệnh lệnh của Công Đồng Vatican II và của Huấn quyền của các Giáo hoàng tối cao”; phải chỉ rõ “một hoặc nhiều nơi mà các tín hữu theo các nhóm này có thể tụ họp để cử hành Thánh Thể (nhưng không phải trong nhà thờ giáo xứ và không xây dựng các giáo xứ tòng nhân mới)”; phải thiết lập “tại nơi chỉ ra đó những ngày được phép cử hành Thánh Thể với việc sử dụng Sách Lễ Rôma do Thánh Gioan XXIII ban hành năm 1962”. Trong các buổi cử hành này, Đức Giáo Hoàng ra lệnh, “các bài đọc phải được công bố bằng bản ngữ, sử dụng các bản dịch Sách Thánh dùng trong phụng vụ đã được các Hội đồng Giám mục tương ứng chấp thuận.”

Giám mục cũng có nhiệm vụ bổ nhiệm một linh mục, với tư cách là đại diện của ngài, “chịu trách nhiệm về việc cử hành và chăm sóc mục vụ cho các nhóm tín hữu như vậy. Linh mục phù hợp với chức vụ này, phải có đủ năng lực để sử dụng Sách Lễ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970, phải có kiến ​​thức về ngôn ngữ Latinh cho phép ngài hiểu đầy đủ các chữ đỏ và các bản văn phụng vụ, phải hành động với một lòng bác ái mục vụ sống động và ý thức về sự hiệp thông trong Giáo hội. Thực tế, điều cần thiết là linh mục phụ trách không chỉ quan tâm đến việc cử hành phụng vụ một cách trang nghiêm, nhưng còn phải chăm sóc mục vụ và thiêng liêng cho các tín hữu.”

Hơn nữa, nhiệm vụ của giám mục là tiến hành, “trong các giáo xứ tòng nhân đã được thiết lập theo giáo luật vì lợi ích của những tín hữu này, một cuộc xác minh thích hợp nhằm mang lại hiệu quả hữu ích cho sự phát triển tâm linh, và đánh giá xem có nên duy trì chúng hay không”, chứ “không có quyền thiết lập các nhóm mới.”

Các linh mục được thụ phong sau khi Tự Sắc này được công bố mà có ý định cử hành với Sách Lễ Rôma năm 1962, phải nộp một “đơn xin chính thức lên giám mục giáo phận, vị này sẽ hỏi ý kiến ​​Tòa Thánh trước khi cấp phép”. Còn các linh mục đã từng cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962, “sẽ xin phép giám mục giáo phận để được tiếp tục sử dụng năng quyền này.”

Hoàng Tâm

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube