Cuộc cách mạng giáo dân tại Thượng Hội đồng Giám mục về Hiệp hành

Trong Thánh lễ khai mạc “Thượng Hội đồng Giám mục về Hiệp hành”, 45 thành viên nữ có quyền bỏ phiếu của kỳ họp tháng 10 đã thu hút rất nhiều sự chú ý.

Các tham dự viên tham gia phiên họp của Đại hội đồng Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI tại Hội trường Phaolô VI ở Vatican, Thứ Năm, ngày 5 tháng 10 năm 2023. Đức Thánh Cha Phanxicô đang triệu tập một cuộc họp toàn cầu gồm các giám mục và giáo dân để thảo luận về tương lai của Giáo hội Công giáo , bao gồm một số vấn đề nóng bỏng trước đây đã được coi là không cần thảo luận. Các nội dung chính của chương trình nghị sự bao gồm vai trò của phụ nữ trong nhà thờ, chào đón những người Công giáo LGBTQ+ và cách các giám mục thực thi quyền lực. Lần đầu tiên, phụ nữ và giáo dân có thể bỏ phiếu về các đề xuất cụ thể cùng với các Giám mục (Ảnh: Andrew Medichini/ AP)

Các tham dự viên tham gia phiên họp của Đại hội đồng Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI tại Hội trường Phaolô VI ở Vatican, Thứ Năm, ngày 5 tháng 10 năm 2023. Đức Thánh Cha Phanxicô đang triệu tập một cuộc họp toàn cầu gồm các Giám mục và giáo dân để thảo luận về tương lai của Giáo hội Công giáo , bao gồm một số vấn đề nóng bỏng trước đây đã được coi là không cần thảo luận. Các nội dung chính của chương trình nghị sự bao gồm vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, chào đón những người Công giáo LGBTQ+ và cách các Giám mục thực thi quyền lực. Lần đầu tiên, phụ nữ và giáo dân có thể bỏ phiếu về các đề xuất cụ thể cùng với các Giám mục (Ảnh: Andrew Medichini/ AP)

Có 45 giáo dân trong số 365 thành viên bỏ phiếu của Đại hội thường kỳ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, và trong Thánh lễ khai mạc cuộc họp từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 tại Vatican, họ là trung tâm của sự chú ý. Khi họ và 45 giáo dân khác tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô trong cuộc rước – đi trước các Linh mục, Giám mục và Hồng y – con mắt của 25.000 người quy tụ để tham dự buổi cử hành phụng vụ long trọng ngoài trời này đều đổ dồn vào những người không phải giáo sĩ này.

Khi Kinh Cầu Các Thánh long trọng vang lên tại Quảng trường, những người chuẩn bị tham gia Thượng Hội đồng về Tương lai của Giáo hội đã được vinh danh một cách hoàn toàn chưa từng có khi được dẫn đầu cuộc rước kéo dài.

“Về mặt biểu tượng, điều đó có nghĩa là chúng ta cùng nhau đi và cùng nhau đến. Mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình”, các quan chức từ văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng cho biết.

Biểu tượng này là dấu hiệu của một cuộc cách mạng tại Vatican, bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử, 70 giáo dân này sẽ có thể bỏ phiếu tại một diễn đàn mà cho đến nay chỉ dành riêng cho các giáo sĩ: Thượng Hội đồng Giám mục. Các thành viên giáo dân sẽ có thể tham gia bình đẳng với các quan chức Công giáo cấp cao nhất, bỏ phiếu về văn bản chung kết sẽ được thông qua trong cuộc họp kéo dài một tháng này, hứa hẹn sẽ mang tính quyết định cho tương lai của Giáo hội Công giáo.

Đức tin của giáo dân

Vào buổi tối trước Thánh lễ khai mạc và phiên làm việc khai mạc tại Vatican, những người phản đối sự kiện đã tập trung tại một nhà hát gần đó và bày tỏ những ý kiến rất mạnh mẽ. Tại “Tháp Babel Hiệp hành”, như các nhà tổ chức từ La Nuova Bussola Quotidiana đã đặt cho sự kiện, các diễn giả đã chỉ trích gay gắt Tiến trình hiệp hành như là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với Giáo hội. Đức Hồng Y Raymond Burke người Mỹ bước lên sân khấu, trong khi ngồi ở hàng ghế đầu, ngồi trên chiếc ghế bành nhung đỏ, Đức Hồng Y Robert Sarah, nguyên Tổng Trưởng Bộ Phụng tự, chăm chú lắng nghe.

Trong suốt các bài phát biểu của mình, các diễn giả đã trực tiếp tố cáo “sự hỗn độn” do hội nghị Thượng Hội đồng này gây ra, đồng thời bày tỏ cảm giác ghê rợn khi những người chỉ là giáo dân nhưng lại được đặt ngang hàng với các Giám mục.

Sáng hôm sau, ngay trước khi Thánh lễ khai mạc sắp bắt đầu, một trong những “điều phối viên” giáo dân của Thượng Hội đồng đã trả lời những người chỉ trích trên mạng X (Twitter trước đây). “Không phải Babel. Đó là Lễ Ngũ Tuần”, Austen Ivereigh, nhà báo người Anh và người viết tiểu sử về Đức Giáo hoàng Phanxicô, chia sẻ khi cho thấy các giáo sĩ và giáo dân cùng nhau quy tụ tham dự cuộc rước.

Trong Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đáp lại những người chỉ trích ngài vì đã mời giáo dân làm thành viên bỏ phiếu tại phiên họp Thượng Hội đồng. Và Đức Thánh Cha đã làm như vậy, theo thông lệ, bằng cách sử dụng một giai thoại.

Đức Thánh Cha Phanxicô kể câu chuyện về một “bà lão rất lớn tuổi, một bà lão gần như mù chữ”, một ngày kia bà đã can thiệp vào Giáo xứ của ngài, nơi đang gặp khó khăn. Bà “đã can thiệp, như thể bà là một nhà thần học, với sự hiền lành và khôn ngoan tâm linh to lớn”, Đức Thánh Cha tiếp tục, sau đó nói thêm: “Những người khôn ngoan ở giữa chúng ta đều có kiểu đức tin như thế”.

Và chính đức tin này của người giáo dân mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dự định kêu gọi trong phiên họp Thượng Hội đồng Giám mục – ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc ngài sẽ bị chỉ trích gay gắt.

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube