Đức Giám mục Địa phận Koforidua, Ghana: “Các vấn đề môi trường phải là một ưu tiên chính trị”

primopiano_18378

Việc khai thác mỏ trái phép, vốn gây ô nhiễm song và nước ngầm; và rác thải nhựa là hai vấn đề môi trường chính ở Ghana. Một vấn đề mà câu trả lời cũng đang được tìm kiếm ở cấp độ học thuật với việc thành lập Đại học Môi trường và Phát triển bền vững (UESD) ở Somanya ở khu vực phía Đông đất nước. Trường Đại học được thành lập theo nghị định của Tổng thống vào năm 2015 và khánh thành vào năm 2020. Mục đích của trường là “đào tạo những sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan để trở thành tác nhân thay đổi môi trường và phát triển bền vững”.

Trường Đại học Môi trường và Phát triển bền vững đã được Đức Giám mục Địa phận Koforidua, Đức Cha Joseph Kwaku Afrifah-Agyekum, đến thăm, người đã tận dụng dịp này để kêu gọi sự ủng hộ vững chắc của cử tri từ các đảng chính trị trước cuộc tổng tuyển cử (Tổng thống và Quốc hội) vào ngày 7 tháng 12 để yêu cầu chính sách bảo vệ môi trường.

“Các chiến dịch đã bắt đầu. Nếu có cơ hội, tôi sẽ hỏi họ về các chính sách môi trường bền vững của họ là gì”, Đức Giám mục Afrifah-Agyekum nhấn mạnh. Các hoạt động khai thác mỏ và mỏ vàng hợp pháp và đặc biệt là bất hợp pháp có tác động mạnh mẽ đến môi trường và con người ở Ghana. Sông và nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân và thạch tín, được sử dụng để tách vàng khỏi đá trầm tích, cũng như các kim loại nặng khác như cadmium và mangan. Không phải ngẫu nhiên mà Đức Giám mục Afrifah-Agyekum nói: “Là người Akyem, chúng ta thường nói ‘Akyemkwa onum birem nsuo’, nghĩa là chúng tôi đã uống nước từ Sông Birim. Giờ đây chúng ta vẫn có thể nói điều đó chứ?”.

Ngoài ra, việc khai thác mỏ đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 bởi Đại học Tarkwa của Ghana, “từ năm 1986 đến năm 2006, việc sử dụng đất nông nghiệp đã giảm 661,54 ha từ năm 1986 đến năm 2006, tương ứng mức giảm 15,45%. Điều này là do việc chuyển đổi 325,83 ha cho hoạt động khai thác mỏ (mỏ và bãi thải) và 335,71 ha sang mục đích sử dụng đất khác, bao gồm cả khu định cư và đường sá để tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác mỏ”.

Một vấn đề môi trường nghiêm trọng khác mà Ghana đang phải đối mặt là việc xả rác thải nhựa ra môi trường. Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, tại Ghana “chỉ 5% trong số 1,1 triệu tấn rác thải nhựa tạo ra hàng năm được tái chế và ô nhiễm nhựa (bao gồm cả ô nhiễm do nhựa dùng một lần) đang lan tràn. Nhựa dùng một lần có thể mất hàng nghìn năm mới có thể phân hủy và gây hại cho hệ sinh thái, nhưng chúng được sử dụng rộng rãi ở Ghana, thường do chi phí thấp và sự tiện lợi”.

Hoàng Thịnh (theo Fides)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube