Các tín hữu Công giáo cùng nhau quy tụ tại địa điểm nơi Chúa Giêsu lên trời ở Giêrusalem

dsc-4404

Vào dịp Lễ trọng thể Chúa Thăng Thiên, các Kitô hữu ở Giêrusalem đã lên đỉnh Núi Ô-liu, nơi truyền thống xác định chính xác vị trí nơi Chúa Giêsu lên trời. Đây là ngày duy nhất trong năm họ có quyền cử hành phụng vụ tại Nhà nguyện Thăng thiên, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo.

Nhà nguyện hình bát giác có thể nhìn thấy ngày nay là những gì còn sót lại của nhà thờ thời Thập tự chinh (Nhà thờ đầu tiên có niên đại từ thế kỷ thứ IV). Bên trong, một tảng đá được tôn kính, trên đó người ta tin rằng dấu chân nơi trần thế cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi lên trời đã được in dấu.

Tảng đá được tôn kính bên trong Nhà nguyện Thăng thiên, trên Núi Ô-liu, ở Giêrusalem. Theo truyền thống, dấu chân nơi trần thế cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi lên trời được in trên tảng đá này (Ảnh: Marinella Bandini)

Tảng đá được tôn kính bên trong Nhà nguyện Thăng thiên, trên Núi Ô-liu, ở Giêrusalem. Theo truyền thống, dấu chân nơi trần thế cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi lên trời được in trên tảng đá này (Ảnh: Marinella Bandini)

Chiều thứ Tư ngày 8 tháng 5, các Kitô hữu địa phương bắt đầu tập trung tại địa điểm nơi Chúa Giêsu Thăng Thiên. Do Cha Francesco Patton, Bề trên Dòng Phanxicô tại Thánh địa, vắng mặt, Cha Ibrahim Faltas, Phụ tá Bề trên Dòng Phanxicô, đã cử hành nghi lễ trọng thể và chủ sự giờ Kinh Chiều trọng thể, sau đó là cuộc rước đi vòng quanh nhà nguyện ba lần.

Giáo xứ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem đã tổ chức giờ Kinh Chiều chung với một nhóm đông đảo các tín hữu tham dự.

Chị Emily Turjman là một thành viên cố định trong Giáo xứ và sống đời thánh hiến cho Thiên Chúa cách riêng tư. “Tôi đến đây hàng năm”, chị Turjman nói với CNA, tự hào khoe những chuỗi tràng hạt mà chị làm thủ công. “Tôi yêu mến Chúa và muốn được gần gũi với Ngài”.

Emily Turjman, một nhân vật nổi tiếng ở Giáo xứ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem, bên ngoài Nhà nguyện Thăng Thiên trên Núi Ô-liu ở Giêrusalem. Chị đang cầm trên tay những chuỗi tràng hạt do chị làm thủ công, trước giờ Kinh Chiều dịp Lễ Chúa Thăng Thiên vào ngày 8 tháng 5 năm 2024, do Giáo xứ tổ chức. “Tôi đến đây hàng năm”, chị Turjman nói với CNA. “Tôi yêu mến Thiên Chúa và muốn được gần gũi với Ngài”, chị Turjman nói (Ảnh: Marinella Bandini)

Emily Turjman, một nhân vật nổi tiếng ở Giáo xứ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem, bên ngoài Nhà nguyện Thăng Thiên trên Núi Ô-liu ở Giêrusalem. Chị đang cầm trên tay những chuỗi tràng hạt do chị làm thủ công, trước giờ Kinh Chiều dịp Lễ Chúa Thăng Thiên vào ngày 8 tháng 5 năm 2024, do Giáo xứ tổ chức. “Tôi đến đây hàng năm”, chị Turjman nói với CNA. “Tôi yêu mến Thiên Chúa và muốn được gần gũi với Ngài”, chị Turjman nói (Ảnh: Marinella Bandini)

Joelle và George Sammour là anh em ruột và đến đây cùng với mẹ. Đây là lần đầu tiên họ tham dự buổi cử hành này. Joelle 14 tuổi và là thành viên của ca đoàn Giáo xứ. “Con rất vui mừng được đến cầu nguyện tại nơi Chúa Giêsu Thăng Thiên thực sự. Khi đến những nơi này, con muốn được gần gũi hơn với Thiên Chúa và Chúa Giêsu”, Joelle chia sẻ với CNA.

George cho biết bản thân cậu không bao giờ bỏ Thánh lễ Chúa nhật vì em là một trong những chú giúp lễ phục vụ trong Giáo xứ và rất tự hào về nhiệm vụ này. “Con muốn đến đây để tìm hiểu thêm về nơi Chúa Giêsu Thăng Thiên. Con muốn biết nhiều hơn về Chúa Giêsu và cuộc đời của Người”, George nói với CNA. “Con cũng thích xem các Tu sĩ cử hành như thế nào tại các thánh địa; con muốn quan sát và học hỏi”.

Thầy Noor Amash, một Tu sĩ dòng Phanxicô, cùng với George Sammour, một trong những cậu giúp lễ phục vụ tại Giáo xứ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem. “Con muốn đến đây để tìm hiểu thêm về nơi Chúa Giêsu Thăng Thiên. Con muốn biết thêm về Chúa Giêsu và cuộc đời của Ngài”, Sammour nói với CNA (Ảnh: Marinella Bandini)

Thầy Noor Amash, một Tu sĩ dòng Phanxicô, cùng với George Sammour, một trong những cậu giúp lễ phục vụ tại Giáo xứ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem. “Con muốn đến đây để tìm hiểu thêm về nơi Chúa Giêsu Thăng Thiên. Con muốn biết thêm về Chúa Giêsu và cuộc đời của Ngài”, Sammour nói với CNA (Ảnh: Marinella Bandini)

Bên ngoài nhà nguyện, bốn chiếc lều lớn đã được dựng lên vào sáng hôm đó, trong đó có phòng áo, chỗ dành cho những người hành hương, và một bếp ăn dã chiến nhỏ cho các Tu sĩ ở lại để canh thức và đảm bảo sự hiện diện tại địa điểm này suốt đêm.

Sau khi các Tu sĩ Phanxicô cử hành giờ canh thức, các Thánh lễ bắt đầu và kéo dài suốt đêm theo ca nửa giờ. Ngoài bên trong nhà nguyện, Thánh lễ cũng có thể được cử hành tại hai bàn thờ di động bên ngoài.

Ba Thánh lễ đã diễn ra đồng thời tại khu vực Nhà nguyện Thăng thiên trên Núi Ô-liu ở Giêrusalem vào đêm 8-9 tháng 5 năm 2024, nhân dịp Lễ Chúa Thăng Thiên. Ngoài bên trong nhà nguyện, còn có thể cử hành Thánh lễ tại hai bàn thờ di động đặt bên ngoài (Ảnh: Marinella Bandini)

Ba Thánh lễ đã diễn ra đồng thời tại khu vực Nhà nguyện Thăng thiên trên Núi Ô-liu ở Giêrusalem vào đêm 8-9 tháng 5 năm 2024, nhân dịp Lễ Chúa Thăng Thiên. Ngoài bên trong nhà nguyện, còn có thể cử hành Thánh lễ tại hai bàn thờ di động đặt bên ngoài (Ảnh: Marinella Bandini)

Việc nhìn thấy những chiếc xe buýt chở những người hành hương Kitô giáo ở Giêrusalem rất hiếm kể từ khi chiến tranh ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, vào dịp Lễ Chúa Thăng Thiên, nhiều xe buýt đã đến vào đầu giờ đêm, đặc biệt là từ Nazareth và Galilee.

Đây là một cuộc hành hương được khởi xướng cách đây khoảng 30 năm trước bởi cố Tu sĩ Jack Karam thuộc Dòng Phanxicô, và kể từ đó sáng kiến chưa bao giờ dừng lại.

“Chúng tôi đến đây để cùng nhau cử hành ngày lễ này vì đây là ngày duy nhất nơi này mở cửa cho các Kitô hữu chúng tôi”, Samia Abu Sini, người làm việc tại bệnh viện Pháp ở Nazareth do Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn de Paul quản lý, nói với CNA. “Họ nói với chúng tôi về nơi này và dịp lễ này, và tôi muốn đến viếng”.

Cha Don Prince Toussoun là một Linh mục Dòng Salêdiêng gốc Ai Cập nhưng đã sống ở nhiều nơi khác nhau ở Thánh Địa, và đã sống tại Nazareth trong 6 năm, tại Giáo xứ dâng kính “Chúa Giêsu Thiếu Niên”. Vào tối thứ Tư, ngài đã tham gia cùng một nhóm khoảng 60 người trong buổi cử hành Canh thức.

“Hàng năm chúng tôi đều đến đây tham dự Lễ Thăng Thiên”, Cha Toussoun nói với CNA. “Chúng tôi cầu nguyện trong suốt cuộc hành trình trên xe buýt, chúng tôi dừng lại ở đây để cử hành Canh thức, sau đó chúng tôi cử hành Thánh lễ tại Dominus Flevit, và chúng tôi dành vài giờ cầu nguyện tại Mộ Thánh”.

Một số Linh mục chờ đến lượt cử hành Thánh lễ Chúa Thăng Thiên tại Nhà nguyện Thăng Thiên trên Núi Ô-liu ở Giêrusalem vào đêm 8-9 tháng 5 năm 2024 (Ảnh: Marinella Bandini)

Một số Linh mục chờ đến lượt cử hành Thánh lễ Chúa Thăng Thiên tại Nhà nguyện Thăng Thiên trên Núi Ô-liu ở Giêrusalem vào đêm 8-9 tháng 5 năm 2024 (Ảnh: Marinella Bandini)

Trong khi chờ đến lượt vào Nhà nguyện Thăng Thiên vào lúc nửa đêm, Rawya Graisy đến từ Nazareth đã chia sẻ với CNA niềm vui của mình khi lần đầu tiên được đến nơi này. “Tôi đã nghe nói về nhà thờ này và muốn đến kính viếng”, chị Graisy nói. “Chúng tôi đến đây để cầu nguyện với Thiên Chúa. Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa chấm dứt chiến tranh, nâng đỡ tất cả những người đang đau khổ vì chiến tranh, và cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình”.

Vào lúc 8 giờ sáng, các tín hữu Giêrusalem trở lại địa điểm Thăng Thiên để dự Thánh lễ của Giáo xứ. Tiếp theo là Thánh lễ long trọng do các Tu sĩ Dòng Phanxicô cử hành.

Trong số những người tham dự còn có một nhóm Kitô hữu đến từ Giáo xứ Truyền Tin nghi lễ Melkite ở Nazareth do cha xứ của họ, Cha Said Hashem, dẫn đầu. Họ cũng đến Giêrusalem hàng năm, chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thăng Thiên tại nơi Chúa Giêsu lên trời và viếng thăm những địa điểm quan trọng nhất của Thành Thánh Giêrusalem.

Một nhóm tín hữu từ Giáo xứ nghi lễ Latinh tại Giêrusalem vào cuối giờ Kinh Chiều trọng thể dịp Lễ Chúa Thăng Thiên do Giáo xứ nghi lễ Latinh Giêrusalem tổ chức tại Nhà nguyện Thăng Thiên trên Núi Ô-liu vào ngày 8 tháng 5 năm 2024 (Ảnh: Marinella Bandini)

Một nhóm tín hữu từ Giáo xứ nghi lễ Latinh tại Giêrusalem vào cuối giờ Kinh Chiều trọng thể dịp Lễ Chúa Thăng Thiên do Giáo xứ nghi lễ Latinh Giêrusalem tổ chức tại Nhà nguyện Thăng Thiên trên Núi Ô-liu vào ngày 8 tháng 5 năm 2024 (Ảnh: Marinella Bandini)

Vào thế kỷ thứ IV, những người hành hương đã nói về nơi này mà họ gọi là “Imbomon” (thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “trên đỉnh” hoặc “trên ngọn đồi”). Trong nhật ký của mình, người hành hương Egeria tường thuật rằng cộng đồng Giêrusalem tập trung tại Imbomon vào Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Năm Tuần Thánh, mỗi chiều trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh và Chúa Nhật Lễ Ngũ Tuần.

Với cuộc chinh phục Giêrusalem vào năm 1188, vua Saladin đã giao “vùng đất Núi Ô-liu” cho hai gia đình Hồi giáo và biến nơi đây trở thành một nền tảng Hồi giáo. Nhà nguyện trung tâm của nhà thờ được chuyển đổi thành đền thờ Hồi giáo, nhưng ngày nay nó không được sử dụng cho việc thờ phượng.

Nhà nguyện Thăng Thiên mở cửa đón du khách và khách hành hương quanh năm, nhưng vào dịp Lễ Chúa Thăng Thiên, các Kitô hữu có thể cử hành phụng vụ bên trong nhờ sự nhượng bộ dành cho các Tu sĩ Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa.

Dưới đây là một số hình ảnh:

dsc-4145 dsc-4410 dsc-4487

dsc-4319 dsc-4266 dsc-4307 dsc-4317 dsc-4364 dsc-4388

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube