‘Christian Aid’ cảnh báo: 30 triệu người phải đối mặt với nạn đói

Một đứa trẻ đến từ Nam Sudan trong bức ảnh năm 2012 tại một trung tâm đăng ký ở trại tị nạn Kakuma ở miền bắc Kenya. (Nguồn: Thomas Mukoya / Reuters qua CNS)

Một đứa trẻ đến từ Nam Sudan trong bức ảnh năm 2012 tại một trung tâm đăng ký ở trại tị nạn Kakuma ở miền bắc Kenya (Ảnh: Thomas Mukoya / Reuters qua CNS)

Các quốc gia ở châu Phi là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nói đến việc tiếp cận thực phẩm, theo tổ chức từ thiện mang tên ‘Christian Aid’ có trụ sở tại Anh.

Tổ chức này đã phát động lời kêu gọi về nạn đói trên toàn cầu khi hơn 30 triệu người ở 20 quốc gia đang đứng trước bờ vực của nạn đói.

“Cần phải tăng cường đáng kể các nguồn lực sẵn có để giúp đỡ những người gặp khó khăn, cũng như hành động nhanh chóng và kiên quyết để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của nạn đói, đặc biệt là xung đột và biến đổi khí hậu”, bà Salome Ntububa, người đứng đầu Tổ chức Ứng cứu Nhân đạo Toàn cầu cho Cơ quan Viện trợ Kitô giáo (Christian Aid), cho biết.

“Thế giới cần phải hành động ngay bây giờ trước khi tình hình vốn đã rất nghiêm trọng trở nên tồi tệ hơn đáng kể”, bà Ntububa phát biểu với Crux.

“Chúng ta cũng cần hệ thống nhân đạo hành động mạnh mẽ, tập thể và liên tục trước mức độ của nạn đói – một khi ngưỡng khủng hoảng trước đó đạt đến – và gắn điều này với hành động phòng ngừa khi nhận thức được các tác động tuần hoàn của vấn đề biến đổi khí hậu”, bà Ntububa cho biết thêm.

Chiến dịch của tổ chức ‘Christian Aid’ nhằm cung cấp các bộ dụng cụ vệ sinh nước lọc để cung cấp cho các hộ gia đình nước uống sạch, mua các loại hạt giống và dụng cụ cho các hộ gia đình trồng rau và mua thực phẩm thiết yếu cho các gia đình đang phải đối mặt với nạn đói.

Sau đây là trích đoạn cuộc trò chuyện của Crux với bà Salome Ntububa, người đứng đầu Tổ chức Ứng cứu Nhân đạo Toàn cầu cho Cơ quan Viện trợ Kitô giáo (Christian Aid).

Crux: Xin bà vui lòng cho biết quy mô của nạn đói kém trên thế giới hiện nay thế nào?

Phân tích mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ chỉ ra rằng 41 triệu người ở 43 quốc gia có nguy cơ đói kém, do đó thách thức này rất phổ biến, với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất hiện nay bao gồm Nam Sudan, Tigray ở Ethiopia, Yemen và Madagascar, nhưng nạn đói nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến các nước như Afghanistan, Burkina Faso, CH Congo, Haiti, Đông Bắc Nigeria và Syria cùng nhiều nơi khác.

Châu Phi bị ảnh hưởng bởi vấn đề toàn cầu này với mức độ thế nào?

Một con số đáng kể các quốc gia ở châu Phi nằm trong số những quốc gia phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực tồi tệ nhất. Châu Phi là lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, thách thức còn vượt ra ngoài châu Phi, chẳng hạn như Afghanistan, Haiti, Syria và Yemen.

Mỗi năm, có khoảng 9 triệu người chết vì đói, theo cơ quan cứu trợ quốc tế Mercy Corps. Con số đó còn nhiều hơn cả số người chết vì AIDS, sốt rét và bệnh lao, và bây giờ với COVID-19, tình hình có thể còn tồi tệ hơn. Phải chăng thế giới đang thua trong cuộc chiến chống nạn đói?

Cần phải tăng cường đáng kể các nguồn lực sẵn có để giúp đỡ những người gặp khó khăn, cũng như hành động nhanh chóng và kiên quyết để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của nạn đói, đặc biệt là xung đột và biến đổi khí hậu. Nếu Liên Hợp Quốc ước tính 41 triệu người có nguy cơ bị đói và 584.000 người đã rơi vào tình trạng tương tự như nạn đói, thì rõ ràng thế giới cần phải hành động ngay bây giờ trước khi tình hình vốn đã rất nghiêm trọng trở nên tồi tệ hơn đáng kể.

Chúng ta cần hành động ngay bây giờ, nhưng chúng ta cũng cần hệ thống nhân đạo hành động mạnh mẽ, tập thể và liên tục hữu hiệu trước mức độ của nạn đói – một khi ngưỡng khủng hoảng trước đó đạt đến – và điều chỉnh điều này với hành động phòng ngừa khi nhận thức được các tác động tuần hoàn của vấn đề biến đổi khí hậu.

Bà đã tái xác định đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng khí hậu và xung đột tiếp diễn là những yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực…

Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực của Liên hợp quốc phân tích rằng các quốc gia bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, xung đột là động lực chính đối với 23 quốc gia trong số đó và là nguyên nhân chính khiến 64% những người phải chịu cảnh đói kém cùng cực; các tác động về kinh tế của COVID-19 là động lực quan trọng nhất ở 17 quốc gia, chiếm 26% dân số bị ảnh hưởng bởi nạn đói; và các cú sốc liên quan đến thời tiết là nguyên nhân chính ở 15 quốc gia liên quan đến 10% số người bị ảnh hưởng.

Năm ngoái, Mark Lowcock, Tổng thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề nhân đạo và Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, đã kêu gọi các quốc gia giàu nhất thế giới cung cấp 90 tỷ USD viện trợ cứu trợ cho các quốc gia nghèo nhất, đồng thời lưu ý rằng số tiền đó sẽ đủ để bảo vệ 700 triệu những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới khỏi nạn đói. Đây có phải là một con số hợp lý?

Christian Aid không kêu gọi một số lượng viện trợ khác cho Mark Lowcock. Christian Aid sẽ nhấn mạnh rằng điều rất quan trọng là tránh những thách thức tương tự lặp lại năm này qua năm khác để làm việc chăm chỉ hơn để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề xung đột và biến đổi khí hậu, cũng như cung cấp cứu trợ khẩn cấp cho những người đang rất cần được giúp đỡ.

Trọng tâm của ‘Christian Aid’ trong cuộc chiến chống lại nạn đói là gì?

Cách tiếp cận của chúng tôi sẽ là sự kết hợp ba mũi nhọn của việc đầu tiên cung cấp cứu trợ khẩn cấp – chẳng hạn như tiền mặt hoặc thực phẩm – cho những người đang rất cần được giúp đỡ; thứ hai là đầu tư vào các hoạt động can thiệp nhằm xây dựng khả năng phục hồi của các cộng đồng đang bị đe dọa để có được vị thế tốt hơn để đối phó với các cú sốc và tồn tại cũng như phát triển trong trung hạn, chẳng hạn như hỗ trợ họ xây dựng lại sinh kế bền vững giúp họ hỗ trợ các gia đình trong thời gian của cuộc khủng hoảng; và thứ ba là vận động các chính phủ và các tổ chức quốc tế lớn nỗ lực phối hợp hơn nữa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, xung đột và COVID-19.

‘Christian Aid’ đang làm công việc gì đặc biệt ở Châu Phi?

‘Christian Aid’ đang cung cấp các biện pháp can thiệp cứu sinh – hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng, tiền mặt, nước và vệ sinh – cho những người dễ bị tổn thương nhất đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng và các điều kiện sống khó khăn khác, thông qua lời kêu gọi ứng phó với COVID, ứng phó nhanh chóng với tình trạng lũ lụt-hạn hán, phản ứng khu vực và lời kêu gọi của Đông Phi sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2017.

‘Christian Aid’ đang phối hợp làm việc với các đối tác địa phương, các tổ chức dựa trên đức tin và các cộng đồng bị ảnh hưởng để xây dựng khả năng phục hồi của họ nhằm ngăn chặn nạn đói; bằng cách hỗ trợ sinh kế, bao gồm các coogn việc kinh doanh nhỏ, đầu vào nông nghiệp, v.v. thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu; và các sáng kiến xây dựng hòa bình.

Chúng tôi đang hỗ trợ vận động địa phương, quốc gia và toàn cầu nhằm nâng cao mối liên hệ giữa vấn đề an ninh lương thực và xung đột (Conflict), khí hậu (Climate) và COVID (Covid-19) : 3 ‘C’.

Châu Phi nên giải quyết vấn đề đói kém một cách tốt nhất như thế nào?

Cuộc khủng hoảng thiếu lương thực đang ảnh hưởng đến châu Phi theo chu kỳ do những hạn chế về khí hậu: Các sáng kiến thích ứng với khí hậu là hết sức cần thiết nhất để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Ngoài ra, mức độ phát triển ở châu Phi còn chậm chạp so với tốc độ tăng dân số toàn cầu: Những vận động và hành động thúc đẩy nền kinh tế châu Phi hỗ trợ hệ thống y tế-vệ sinh và các cơ sở về sức khỏe sinh sản tình dục.

Các yếu tố xung đột và mất an ninh đang gây ra tình trạng di cư của người dân và tác động đến vấn đề sản xuất lương thực và các lĩnh vực kinh tế khác: vận động xây dựng hòa bình, hỗ trợ cứu trợ cho những người phải di tản trong nước và cộng đồng chủ nhà, đối thoại xây dựng hòa bình của các cộng đồng, v.v.

Đâu là những thách thức lớn nhất đối vớiChristian Aid’?

Sự chú ý hạn chế của giới truyền thông đối với cuộc khủng hoảng đói kém toàn cầu hiện nay, bất chấp mức độ to lớn của nó, với 41 triệu người có nguy cơ rơi vào nạn đói và 584.000 người đang phải đối mặt với nạn đói, khiến ‘Christian Aid’ và các cơ quan ngang hàng khác càng khó nâng cao nhận thức về mức độ nghiêm trọng và cấp bách của cuộc khủng hoảng này, nhằm huy động tài trợ và thuyết phục các chính phủ lớn nỗ lực nhiều hơn nữa.

Khi xung đột bùng phát, các cơ quan như ‘Christian Aid’ và các đối tác địa phương của nó sẽ khó tiếp cận hơn với một số người đang gặp khó khăn. Cho đến khi vắc-xin được phân phối một cách công bằng hơn với số lượng lớn hơn ở các quốc gia nghèo nhất, nhu cầu áp dụng cẩn thận việc giãn cách xã hội và các hoạt động giảm thiểu COVID-19 khác cũng đặt ra một số thách thức đối với các hoạt động viện trợ, vì chúng tôi không muốn nỗ lực giảm nạn đói vô tình làm nguy cơ lây lan vi rút.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube