Các nhà lãnh đạo Kitô giáo tại Thánh Địa: ‘Những người tị nạn chịu đau khổ giống như Thánh Gia’

Một người phụ nữ thắp nến trước buổi lễ bắt đầu mùa Giáng sinh tại Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, Bờ Tây, ngày 26 tháng 11 năm 2022. Trong thông điệp Giáng sinh của họ, các Thượng phụ và những người đứng đầu các Giáo hội tại Thánh Địa đã so sánh đau khổ của những người tị nạn với đau khổ của Thánh Gia (Ảnh: CNS /Mussa Qawasma, Reuters)

Một người phụ nữ thắp nến trước buổi lễ bắt đầu mùa Giáng sinh tại Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, Bờ Tây, ngày 26 tháng 11 năm 2022. Trong thông điệp Giáng sinh của mình, các Thượng phụ và những người đứng đầu các Giáo hội tại Thánh Địa đã so sánh đau khổ của những người tị nạn với đau khổ của Thánh Gia (Ảnh: CNS /Mussa Qawasma, Reuters)

GIÊRUSALEM — So sánh sự đau khổ mà Chúa Giêsu và Thánh Gia phải chịu với cách thức mà nhiều người và những người tị nạn đang phải chịu đựng ngày nay, các Thượng phụ và những người đứng đầu các Giáo hội tại Thánh Địa đã nhắc nhở các tín hữu về “tình yêu sâu sắc và trường tồn” mà Thiên Chúa dành cho toàn thể Dân của Người.

“Những đau buồn và khó khăn tương tự tiếp tục gây đau khổ cho thế giới trong thời đại của chúng ta, cho dù đó là ở Ukraine, Armenia, Syria hay trên khắp Thánh Địa”, các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết trong thông điệp Giáng sinh vào ngày 22 tháng 12, trong đó liệt kê các vấn đề như các mối đe dọa bạo lực, việc đăng ký bắt buộc, sự di tản của các gia đình và sự tồn tại như những người tị nạn ở một vùng đất xa lạ.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đối với “tàn dư của Kitô giáo giáo” tại Thánh Địa, nơi đang được họ chăm sóc mục vụ. Các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết cộng đồng ngày càng phải đối mặt với các vụ tấn công về thể lý nhắm vào người và tài sản, sự hạn chế quyền tự do thờ phượng và các mối đe dọa pháp lý đối với việc sở hữu và quản lý tài sản của Giáo hội.

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Giáo hội đã lên tiếng phản đối những hạn chế do cảnh sát Israel đặt ra đối với anh chị em giáo dân trong buổi lễ thắp Lửa thánh của Giáo hội Chính thống giáo tại Nhà thờ Mộ Thánh trong Tuần Thánh.

Những hạn chế như vậy bao gồm sự hiện diện nghiêm ngặt và hung hăng của cảnh sát cũng như giới hạn về số người được phép vào nhà thờ để tham dự buổi lễ, bao gồm việc mang ngọn Lửa thánh từ Nhà nguyện Mộ Chúa và chia sẻ ngọn lửa đó với tất cả các tín hữu tại buổi lễ, cũng như vận chuyển ngọn lửa đó đến Hy Lạp và các quốc gia khác trên các chuyến bay đặc biệt.

Các Kitô hữu trẻ tuổi đặc biệt đã bị ảnh hưởng bởi môi trường ngày càng gây nản lòng này, các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết.

“Bầu khí chán nản như vậy đã dẫn đến sự thiếu hy vọng, đặc biệt là trong giới trẻ Kitô giáo của chúng tôi, những người ngày càng cảm thấy không được chào đón ở vùng đất mà tổ tiên của họ đã sinh sống kể từ trước khi Giáo hội được khai sinh vào Lễ Ngũ Tuần”, các nhà lãnh đạo Giáo hội nói.

Họ cho biết rằng kết quả là nhiều Kitô hữu trẻ tuổi đang rời bỏ khu vực để đến những nơi có cơ hội lớn hơn, càng làm giảm sự hiện diện của Kitô giáo xuống dưới mức thiểu số “2% nhỏ bé” trong dân số nói chung.

Các nhà lãnh đạo đã đưa ra thông điệp về sự giáng sinh của Chúa Giêsu như một “ngọn hải đăng hy vọng” cho giới trẻ, đồng thời nhắc nhở họ rằng “Chúa Giêsu tiếp tục cùng chịu đau khổ với chúng ta và vì chúng ta, dẫn đưa chúng ta đến sự sống mới dưới ánh sáng vinh quang phục sinh của Người”. Họ cũng cho biết thêm rằng các nhà thờ tiếp tục cung cấp những nơi thoải mái, sức mạnh và sự hỗ trợ thông qua các buổi thờ phượng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội việc làm có ý nghĩa.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội cũng cho biết họ rất biết ơn vì những người hành hương đã quay trở lại Thánh Địa và đồng thời khuyến khích họ không chỉ đến thăm các Thánh tích mà còn tham gia và hỗ trợ những “viên đá sống động” của cộng đồng Kitô giáo địa phương.

“Tương tự như vậy, chúng tôi mời gọi các Kitô hữu trên toàn cầu ủng hộ việc tuân thủ việc giữ nguyên hiện trạng tôn giáo, đồng thời tiếp tục nỗ lực làm việc và cầu nguyện cho một nền hòa bình công bằng và lâu dài tại vùng đất nơi Chúa Giêsu sinh ra – cũng như ở nhiều khu vực bị chiến tranh tàn phá trên thế giới — để thông điệp đầy hy vọng được thiên thần lần đầu tiên loan báo cho các mục đồng quanh Bê-lem có thể ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn trên khắp trái đất”, các nhà lãnh đạo Giáo hội nói.

Minh Tuệ (theo Catholic Register)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube