Các Giám mục kêu gọi đối thoại và đề nghị giúp đỡ giữa bối cảnh các cuộc biểu tình của Ecuador

Những người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động, gần công viên El Ejido, ở Quito, vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, trong khuôn khổ các cuộc biểu tình do người bản xứ lãnh đạo chống chính phủ. Chính phủ Ecuador và những người biểu tình bản địa đã cáo buộc lẫn nhau về thái độ không khoan nhượng khi hàng nghìn người tụ tập trong ngày thứ 12 của cuộc biểu tình về giá nhiên liệu đã cướp đi sinh mạng của 6 người và hàng chục người bị thương. Sau ngày bạo lực nhất của chiến dịch cho đến nay - với việc cảnh sát bắn hơi cay để giải tán hàng nghìn người đang xông vào Quốc hội - chính phủ cáo buộc những người biểu tình trốn tránh một kết quả hòa bình (Ảnh: Martin Bernetti / AFP qua Getty Images)

Những người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động, gần công viên El Ejido, ở Quito, vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, trong khuôn khổ các cuộc biểu tình do người bản xứ lãnh đạo chống chính phủ. Chính phủ Ecuador và những người biểu tình bản địa đã cáo buộc lẫn nhau về thái độ không khoan nhượng khi hàng nghìn người tụ tập trong ngày thứ 12 của cuộc biểu tình về giá nhiên liệu đã cướp đi sinh mạng của 6 người và hàng chục người bị thương. Sau ngày bạo lực nhất của chiến dịch cho đến nay – với việc cảnh sát bắn hơi cay để giải tán hàng nghìn người đang xông vào Quốc hội – chính phủ cáo buộc những người biểu tình trốn tránh một kết quả hòa bình (Ảnh: Martin Bernetti / AFP qua Getty Images)

Các Giám mục Ecuador đã kêu gọi đối thoại để đạt được thỏa thuận giữa chính phủ và Liên đoàn các dân tộc bản địa của Ecuador (Conaie), tổ chức đang dẫn đầu các cuộc biểu tình trên toàn quốc khiến 6 người thiệt mạng.

“Thay mặt cho Hội đồng Giám mục Ecuador, tôi muốn tái khẳng định lời kêu gọi chân thành của chúng tôi đối với các bên liên quan, gạt bỏ mọi lập trường cực đoan, ngồi xuống đối thoại, lắng nghe lẫn nhau, cùng nhau suy ngẫm và đưa ra những quyết định mang lại lợi ích cho toàn thể quốc gia chứ không chỉ các nhóm nhỏ riêng lẻ”, Đức Tổng Giám mục Luis Gerardo Cabrera Herrera Địa phận Guayaquil, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ecuador, cho biết trong một thông điệp video vào ngày 22 tháng 6.

“Đồng thời, chúng tôi muốn cam kết tham gia vào những gì mà các bên cũng nhận thấy phù hợp. Điều duy nhất mà chúng tôi thực sự mong muốn là khao khát hòa bình trở thành hiện thực giữa chúng ta, một nền hòa bình luôn dựa trên công lý, tự do và sự thật”, Đức Tổng Giám mục Herrera cho biết thêm.

Bắt đầu từ ngày 13 tháng 6, các tổ chức bản địa đã kêu gọi một cuộc đình công toàn quốc vô thời hạn để yêu cầu giảm giá nhiên liệu và quy định giá nông sản. Các cuộc tuần hành đã trở nên bạo lực và những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và phong tỏa một số con đường.

Ecuador gần đây đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói ở mức cao.

Cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu dẫn đến một làn sóng bạo lực và đụng độ giữa dân thường và các lực lượng an ninh khiến 6 người chết, 74 người bị thương và 87 người bị giam giữ. Ngoài ra, các cuộc phong tỏa đường cao tốc đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này.

Trong khi đó, thủ lĩnh của Conaie, Leonidas Iza, đã phản đối việc tham gia cuộc đàm phán mà Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso đã đồng ý tham dự, đồng thời chỉ ra rằng cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp có hiệu lực tại sáu tỉnh thành của nước này.

Ông Iza bị bắt giữ trong một thời gian ngắn vào ngày 14 tháng 6. Ông bị cấm rời khỏi đất nước và phải xuất hiện trước tổng chưởng lý hai lần mỗi tuần.

Vào ngày 22 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Patricio Carrillo cho biết một cuộc tấn công của người bản địa nhằm vào các cơ sở cảnh sát ở thành phố Puyo khiến 6 cảnh sát bị thương, 18 người mất tích và 18 xe cảnh sát bị hư hỏng.

Conaie cũng tố cáo các thủ đoạn ngược đãi được cảnh sát và quân đội sử dụng để trấn áp các cuộc biểu tình.

Đức Tổng Giám mục Alfredo José Espinoza Mateus Địa phận Quito cũng đã lên tiếng về cuộc biểu tình quốc gia, đồng thời nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ chúng ta rằng không dễ để xây dựng cuộc đối thoại, đặc biệt nếu anh chị em bị chia rẽ bởi sự hiềm thù. Đối thoại là con đường khả thi duy nhất, chúng tôi đã nhắn nhủ các Giám mục Ecuador. Như Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, đối thoại phải được đánh dấu bằng thái độ lắng nghe và sự hiền hòa. Nó phải là một con đường được xây dựng cùng với nhau”, Đức Tổng Giám mục Mateus giải thích.

Vị Giám chức nhắc nhở rằng “sự oán ghét và hiềm thù thông qua bạo lực sẽ xây dựng những bức tường, nhưng thái độ lắng nghe, khiêm tốn và hiền hòa này sẽ xây dựng những nhịp cầu gắn kết chúng ta”.

“Tôi một lần nữa mời gọi chúng ta với tư cách là Tổng giám mục Địa phận Quito thực hiện con đường đối thoại này; để chúng ta có thể biết cách lắng nghe lẫn nhau, vì đó là mục tiêu chung, mục tiêu là lợi ích của đất nước chúng ta. Và chúng ta hãy xây dựng những cầu nối đó để có thể đạt được một Ecuador hòa bình và một Ecuador tươi đẹp hơn”, Đức Tổng Giám mục Mateus kết luận.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube