Thương tích và băng bó

Dân và “Quan”

Tin 13 cán bộ nguồn của đảng Cộng sản Việt Nam chết trong vụ cháy nhà hàng Karaoke ở Hà Nội, ngày 2/11 vừa qua, tiếp tục được không ít facebooker trong nhóm quan tâm đến xã hội đón nhận bằng các status thể hiện sự … không có gì đáng thương tiếc, như đã từng thể hiện qua những lần có tin cán bộ bị bắn chết, tìm thấy xác công an, v.v.Thậm chí có những status chia sẻ tin rồi bình luận kèm theo những tin tức ấy: “chó chết”, “chó chết trôi sông”, được nhiều người bấm “Thích”. Đáng nói những người bấm “Thích”, hoặc viết status như vậy có nhiều người nghiêm túc (thấy cả linh mục, tu sĩ).

Tuy nhiên không việc gì là không có nguyên nhân.

“Quan” và Dân

Nhìn lại hướng từ phía các cán bộ nhà nước.

Có thể nói chắc chắn một điều: Chưa bao giờ người dân thấy một cán bộ nào có thái độ ân hận, chịu trách nhiệm tử tế và bị trừng phạt thực sự trước những cái chết của người dân. Những cái chết ở khắp nơi, từ trong đồn công an đến ngay tại nhà mình, giữa đêm khuya vì thuỷ điện xả đập bất ngờ trong cơn lũ dữ. Hết lần này đến lần khác. Từ năm này qua năm khác.

Trong một đất nước, xã hội chia ra thành hai tập thể: công dân và nhân viên công quyền. Người dân không tự nhiên căm ghét nhân viên công quyến, vì theo đúng nghĩa, nhân viên công quyền là người làm (có lương) trong lãnh vực phục vụ công ích cho xã hội. Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay không phải như thế. Tình trạng phổ biến là hai nhóm này hầu như luôn có sự căng thẳng, ngờ vực, và khi có thể sẵn sàng “tấn công” nhau. Từ phía nhà cầm quyền là cướp bóc (đất đai, phúc lợi xã hội,… do tham nhũng), giam giữ, đánh đập, bạo lực tuỳ nghi, hoặc chí ít là bao che cho sự cướp bóc, giam giữ, đánh đập, bạo lực ấy. Dẫn đến sự phản kháng của một số không nhỏ dân chúng, thể hiện qua những lời nguyền rủa và lòng căm ghét hầu như bất kỳ nhân viên công quyền nào.

Một đất nước người với người ức hiếp nhau, đầy chia rẽ và tiềm ẩn bạo lực (thể chất, tinh thần) như thế là một đất nước nhiều thương tích.

Băng bó

Jesus_disciples1

Trong bài giảng gần đây của ĐTC Phanxicô, Ngài nói: “Chúa Giêsu đã cầu nguyện trên Núi Cây Dầu, trên Thánh giá, Ngài cầu nguyện trước khi trút hơi thở sau cùng: đời sống của Ngài chìm đắm trong đời sống cầu nguyện. Và đây chính là một sự bảo đảm đối với mỗi người chúng ta, đây chính là nền tảng của chúng ta, đây cũng chính là đá tảng của chúng ta: Chúa Giêsu vẫn luôn cầu nguyện cho mỗi người chúng ta! Chúa Giêsu vẫn luôn cầu nguyện cho tôi! Và mỗi người trong chúng ta có thể nói điều này: Tôi xác tín một điều rằng Chúa Giêsu vẫn luôn bầu cử cho tôi; Ngài vẫn luôn nhắc đến tên tôi trước mặt Chúa Cha. Đây chính là nền tảng của Giáo Hội: Chúa Giêsu luôn bầu cử cho Giáo Hội”.

Từng Kitô hữu được chính Chúa Giêsu bầu cử, Giáo Hội được chính Chúa Giêsu bầu cử vậy với nền tảng đá tảng ấy mỗi Kitô hữu, cùng với toàn thể Giáo Hội Việt Nam, có đóng góp được phần nào vào công việc băng bó, chữa lành thương tích cho đất nước mình không?

Can Đê

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube