Suy nghĩ về vài con số khảo sát

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc từ năm 2009 đến nay đã hợp tác trong việc nghiên cứu Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, gọi tắt là nghiên cứu chỉ số PAPI.

Theo báo cáo năm 2015, nghiên cứu dựa vào ý kiến của 13.955 người dân, được chọn ngẫu nhiên, từ toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, ta đọc thấy một trong các số liệu:

So sánh tỉ lệ người tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội/ Hội đồng nhân dân do Đảng tổ chức, tính chung trên cả nước, qua 4 năm như sau: Năm 2011 có 66%  tham gia đến năm 2015 chỉ còn 31%. Nếu chú ý đến hai thành phố tiêu biểu là Hà Nội và TPHCM ta có kết quả với Hà Nội giảm từ 66%  xuống 34.7%, và với TPHCM giảm từ 73.6% xuống còn: 43.9%. (Khác xa với số liệu của nhà nước, vì báo cáo của nhà nước không loại các trường hợp bỏ phiếu giùm, bầu thay)

Những con số trên có đáng để chúng ta phải nhìn vào và suy nghĩ không?

Sau 4 năm, số người dân (trong khảo sát) tham gia các cuộc bầu cử do đảng tổ chức giảm khoảng một nửa, chứng tỏ dân chúng ngày càng nhiều người không tin vào tác dụng của các cuộc bầu cử này. Hãy dự đoán, nếu xã hội không có biến chuyển gì tích cực, 4 năm nữa liệu số người “ngoan ngoãn” bằng lòng bước đến nơi bầu cử sẽ thay đổi thế nào? Hàm ẩn rằng lòng dân sẽ như thế nào?

Báo cáo trên chắc chắn đã được đặt lên bàn các nhà lãnh đạo Đảng. Đảng cầm quyền được cung cấp một định lượng cụ thể về lòng dân, vậy họ đã có kế hoạch gì để điều hành đất nước trong thời gian sắp tới?

Có hai phương án có thể xảy ra:

  • Phương án 1: Đảng cộng sản vẫn tiếp tục đi theo hướng cũ, bóp nghẹt tự do, xâm phạm quyền con người, dung túng tham nhũng để tạo bè cánh, người dân ngày càng cùng kiệt, xã hội tha hoá đạo đức hơn nữa.
  • Phương án 2: Mở dần nắm tay để trả dần quyền cho người dân.

Nếu phương án 1 xảy ra, trên cái nền đạo đức toàn xã hội đã bị huỷ hoại, bạo lực ở cả hai phía, nhà cầm quyền và người dân sẽ tăng. Một bên tăng cường bạo lực, là phương cách từ trước đến nay họ vẫn quen dùng, kể cả cho phép những kiểu bạo lực rất hèn kém như ném mắm tôm, ném phân pha nhớt, ném đá, đổ keo vào ống khoá khoá cổng nhà người bất đồng chính kiến, mong nắm chắc quyền lực đang có chiều hướng bị tuột khỏi tầm tay; một bên chống lại bạo liệt vì cùng đường và do đã hiểu biết nguyên nhân cùng cực của mình.

Nếu phương án 2 xảy ra, mọi sự phải có tiến trình rõ ràng để dân an lòng, xã hội sẽ chuyển đổi bình an. Của dân thì phải trả lại cho dân.

Chúng ta chắc chắn không ai muốn phương án 1 diễn ra với hậu quả như thế. Nhưng để phương án 1 và hậu quả của nó không diễn ra, thì phải cùng nhau tạo ra một sức ép đủ để buộc đảng cầm quyền phải dần trả lại cho người dân những gì đương nhiên là của  dân.

Sức ép và trách nhiệm

cơ cấu xã hộiSức ép này đến từ hai khối, khối xã hội dân sự và khối thị trường. Tuy nhiên, hiện nay khối thị trường đã bị cơ chế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” làm méo mó. Các doanh nghiệp lương thiện rất khó phát triển đến quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng rộng có thể tạo sức ép, còn lại chỉ là các doanh nghiệp bắt tay với đảng, lũng đoạn chính sách nhà nước để chiếm đoạt tối đa lợi nhuận.

Vì vậy, Việt Nam hiện nay chỉ trông chờ sức ép đến từ khối xã hội dân sự. Điều này nhà cầm quyền hiện tại hiểu rất rõ, do đó xã hội dân sự bị quản lý rất chặt.

Giáo hội Việt Nam, như các tổ chức tôn giáo khác, là một thành phần của xã hội dân sự, qua các kế hoạch làm việc của mình, cần xây dựng sao cho có thể tích cực góp phần vào việc tạo sức ép, để tránh cho đất nước rơi vào vùng xoáy bạo lực nếu phương án 1 diễn ra. Giáo hội Việt Nam, như một Hội Thánh của Chúa, cũng có nhiệm vụ biến đổi các thực tại trần thế cho tốt đẹp hơn, tạo ra một môi trường cho con người phát triển đúng chất người, kể cả những người trong đảng cầm quyền, bằng các phương pháp tuân theo hướng dẫn của Tin Mừng, nên cũng có trách nhiệm tích cực góp phần vào việc thúc đẩy dòng chảy xã hội vào những thời khắc quyết định của xã hội.

Thuận Kiệt

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube