Quan chức Vatican ủng hộ sáng kiến giúp ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher. Ảnh tệp CNA.

Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher (Ảnh: CNA)

Trong một bài phát biểu trước Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hôm thứ Hai, một quan chức Vatican đã khen ngợi tổ chức này vì những nỗ lực ngăn chặn để giải quyết một mối đe dọa toàn cầu khác: các bệnh lây truyền từ động vật vốn gây ra các đại dịch.

Tổ chức quốc tế nổi tiếng về bảo vệ năng lượng hạt nhân nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân đã công bố một sáng kiến mới mang tên ‘Hành động tổng hợp chống các dịch bệnh lây truyền từ động vật’ (ZODIAC), nhằm giúp các quốc gia nhanh chóng phát hiện và ứng phó với các bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc vi rút gây ra từ động vật và có thể lây sang người.

“Mạng lưới toàn cầu quan trọng này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các phòng thí nghiệm quốc gia theo dõi, giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các bệnh lây lan từ động vật chẳng hạn như COVID-19, Ebola, Cúm gia cầm và Zika”, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher phát biểu vào ngày 21 tháng 9.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các bệnh lây truyền từ động vật gây ra cái chết của 2,7 triệu người mỗi năm.

Phát biểu tại Vienna tại hội nghị thường niên lần thứ 64 của cơ quan này, Ngoại trưởng Tòa Thánh cho biết rằng Vatican ủng hộ dự án ZODIAC và tin rằng nó có thể tiếp tục sự hợp tác độc đáo giữa các phòng thí nghiệm của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc và IAEA sử dụng hạt nhân hoặc công nghệ có nguồn gốc từ hạt nhân.

 “Đại dịch chưa từng có này làm sáng tỏ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và đặc biệt, sự cần thiết phải coi sức khỏe là thiện ích chung trọng, vốn đòi hỏi sự liên đới và hành động phối hợp ở cấp độ toàn cầu”, Đức TGM Gallagher nói.

Nhà ngoại giao Vatican cho biết thêm rằng chương trình ZODIAC mong muốn hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển “các công nghệ mới… để phát hiện sớm và kiểm soát” những căn bệnh này.

“Đại dịch COVID-19 hiện nay đã bộc lộ những vấn đề liên quan đến khả năng phát hiện vi rút ở nhiều quốc gia, cũng như sự cần thiết về sự liên lạc tốt hơn giữa các tổ chức y tế trên thế giới”, Đức TGM Gallagher nói.

Đức TGM Gallagher cho biết rằng Tòa Thánh lo ngại về những dấu hiệu “về sự xói mòn của chủ nghĩa đa phương và trật tự dựa trên luật lệ” trên thế giới, đặc biệt là xung quanh việc kiểm soát và cấm vũ khí hạt nhân.

“Tòa Thánh ghi nhận sự đóng góp quan trọng của IAEA trong hoạt động vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, Đức TGM Gallagher nói, đồng thời khen ngợi các mục tiêu của cơ quan này liên quan đến việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí hạt nhân và sử dụng các công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên hiện đang là “mối bận tâm nghiêm trọng”, Rafael Grossi, người đứng đầu IAEA, cho biết tại hội nghị chung vào ngày 21 tháng 9.

“Việc tiếp tục chương trình hạt nhân của nước này là một sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và rất đáng tiếc”, ông Grossi cho biết thêm.

Đức TGM Gallagher nói: “Chúng ta phải tiếp tục hướng tới mục tiêu chung đó là loại bỏ vũ khí hạt nhân”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube