Một Kitô hữu không thể không loan báo Tin Mừng

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 23-04-2016 | 09:27:56

Trong bài giảng Thánh lễ hôm thứ Sáu 22/4 tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha đã mời gọi các Kitô hữu hãy can đảm loan báo Tin Mừng về Chúa Giêsu, giống như các Tông Đồ xưa đã làm chứng về sự phục sinh của Chúa Kitô thậm chí ngay khi có thể bị đe dọa mạng sống của mình.

pope2Ngài nói việc loan báo Tin Mừng, cầu nguyện và hy vọng là 3 chiều kích của đời sống Kitô hữu. Ngày 22/4, cũng là ngày kỷ niệm 43 năm Khấn Dòng của Đức Jorge Mario Bergoglio.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha đưa ra 3 điều cốt yếu mà Ngài nói sẽ đánh dấu cuộc đời của một người tín hữu đó là: loan báo Tin Mừng, cầu nguyện và hy vọng. Trọng tâm của việc loan báo Tin Mừng đối với người Kitô hữu, Ngài nói, đó là Chúa Giêsu đã chết và đã phục sinh vinh hiển để cứu chuộc chúng ta. Việc loan báo này, Đức Thánh Cha tiếp tục, là những gì các thánh Tông đồ cũng đã loan báo trước dân Do Thái và dân ngoại. Các Ngài đã phải đổ máu mình ra và thậm chí hy sinh mạng sống mình để loan báo Tin Mừng ấy.

“Khi Phêrô và Gioan  đã được đưa ra trước tòa công nghị sau khi làm phép lạ chữa lành cho một người què, các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ đã cấm các Ngài không được nhân danh Đức Giêsu mà nói và giảng dạy về Tin Mừng phục sinh nữa, thế những các Ngài vẫn can đảm và kiên quyết: “Chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe”. Và chúng ta là những Kitô hữu qua đức tin rằng Chúa Thánh Thần hiện diện trong chúng ta làm cho chúng ta nhìn thấy và lắng nghe sự thật về Chúa Giêsu, Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và Ngài đã Phục sinh vinh hiển. Đây là lời loan báo của đời sống Kitô hữu chúng ta. Chúa Kitô vẫn đang sống! Chúa Kitô Ngài đã Phục sinh! Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta và Ngài luôn đồng hành trên hành trình của chúng ta”.

Điểm thứ 2 mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nói đến đó là việc cầu nguyện. Ngài nhắn nhủ mọi người hiện diện trong Thánh lễ rằng cũng giống như việc Chúa Giêsu nói với các Tông đồ trong bữa tiệc ly, Ngài cũng đang cầu nguyện cho mỗi chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta một chỗ ở nơi nhà Cha trên trời: “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em” (Ga 14,2)

“Điều đó có nghĩa là gì? Chúa Giêsu làm thế nào để chuẩn bị chỗ ở cho chúng ta? Bằng cách cầu nguyện cho mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện cho mỗi chúng ta và đây là lời cầu nguyện của Ngài. Chính lúc này đây, Đức Giêsu đang làm việc bằng cách cầu nguyện cho chúng ta. Cũng như Ngài đã nói với Thánh Phêrô trước khi chịu khổ nạn”, “Thầy cầu nguyện cho con, để con không bị mất đức tin” (Lc 22, 32). Cũng vậy, Chúa Giêsu cũng đang là Đấng bào chữa cho chúng ta trước mặt Chúa Cha”.

Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích cách thức Chúa Giêsu bào chữa cho chúng ta trước mặt Chúa Cha bằng cách tỏ lộ những vết thương sau khi phục sinh và nhắc tên mỗi người chúng ta trước Chúa Cha.

Đức Thánh Cha nói đây chính là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và cũng là cách Chúa Giêsu bào chữa cho chúng ta.

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến chiều kích thứ 3 của đời sống Kitô hữu đó là: hy vọng. “Một Kitô hữu”, Đức Thánh Cha nói, “dù là nam hay nữ, cũng đều phải hy vọng vọng rằng Chúa sẽ lại đến trong vinh quang”. Tất cả Giáo Hội đang mong đợi Chúa Giêsu sẽ lại đến trong vinh quang và đây là “niềm hy vọng Kitô giáo”.

“Mỗi người trong chúng ta, hãy tự vấn bản thân: Chúng ta đã loan báo về Chúa Giêsu như thế nào trong đời sống của mỗi người chúng ta? Mối quan hệ giữa tôi với Chúa Giêsu là Đấng bầu cử cho tôi như thế nào? Niềm hy vọng của tôi như thế nào? Tôi có tin thực Chúa đã phục sinh không? Tôi có tin rằng Ngài vẫn đang bầu cử cho chúng ta trước tòa Chúa Cha không? Mỗi khi tôi kêu cầu Ngài, Ngài vẫn đang cầu bầu cho tôi. Tôi có tin thực Ngài sẽ lại đến trong vinh quang không? Những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta tự vấn về đức tin của mình: Tôi có tin những điều đã loan báo về Chúa Giêsu không? Tôi có tin Ngài vẫn luôn bầu cử cho chúng ta không? Tôi có phải là một người có niềm hy vọng không?”.

Minh Tuệ (Theo radiovaticana.va)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube