Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Tinh thần liên đới và đối thoại là cần thiết để đối phó với đại dịch’

Đức Thánh Cha Phanxicô chụp hình với các tân đại sứ tại Tòa thánh trong buổi tiếp kiến với các đại sứ từ Moldova, Kyrgyzstan, Namibia, Lesotho, Luxembourg, Chad và Guinea-Bissau, tại Vatican ngày 17 tháng 12 năm 2021. Trong bài phát biểu trước các đại sứ, Giáo hoàng cho biết đại dịch này như một lời nhắc nhở rằng thế giới không thể tiến lên nếu không có sự hợp tác và đoàn kết. (Nguồn: CNS / Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chụp hình với các tân đại sứ tại Tòa Thánh trong buổi tiếp kiến với các đại sứ đến từ Moldova, Kyrgyzstan, Namibia, Lesotho, Luxembourg, Chad và Guinea-Bissau, tại Vatican ngày 17 tháng 12 năm 2021. Trong bài phát biểu trước các tân đại sứ, Đức Thánh Cha cho biết đại dịch này như một lời nhắc nhở rằng thế giới không thể tiến về phía trước nếu không có sự hợp tác và tinh thần liên đới (Ảnh: CNS / Truyền thông Vatican)

RÔMA – Đại dịch đang diễn ra như một lời nhắc nhở rằng thế giới không thể tiến về phía trước nếu không có sự hợp tác và tinh thần liên đới, Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời với một nhóm các đại sứ bắt đầu công việc của họ tại Vatican.

Trong nỗ lực nhằm vượt qua COVID-19, cộng đồng quốc tế phải thừa nhận rằng “chúng ta là một gia đình nhân loại; mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với anh chị em của mình, không ai bị loại trừ”, Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời với các tân đại sứ đến từ Moldova, Kyrgyzstan, Namibia, Lesotho, Luxembourg, Chad và Guinea-Bissau.

“Đây là sự thật buộc chúng ta phải đối phó không chỉ với cuộc khủng hoảng y tế hiện tại mà còn tất cả các vấn đề đang gây ra cho nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta – nghèo đói, di cư, khủng bố, biến đổi khí hậu, đơn cử một vài ví dụ như thế – theo cách thức liên đới và không cô lập”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Bảy tân đại sứ đã có mặt tại Vatican để trình ủy nhiệm thư của họ lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 17 tháng 12.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng vào đầu năm, nhiều người tin rằng việc tiêm chủng “báo trước một sự kết thúc nhanh chóng của đại dịch”.

Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ to lớn đã đạt được, cộng đồng quốc tế cần phải “tăng cường nỗ lực hợp tác để mọi người dân đều được tiếp cận với vắc xin”.

“Đây không phải là vấn đề về lợi ích vật chất hay sự ưu đãi, mà là vấn đề công lý”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng trong khi đại dịch “đã mang lại những điều tốt đẹp nhất của con người xét về các hành động quảng đại, phục vụ và hy sinh của các cá nhân và tập thể”, các nhà ngoại giao và các quốc gia mà họ đại diện phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thúc đẩy “nền văn hóa gặp gỡ phục vụ công ích của toàn thể gia đình nhân loại chúng ta”.

“Công việc của quý vị, các tân đại sứ thân mến, thường được thực hiện trong sự thinh lặng và không được công chúng công nhận”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Tuy nhiên, quý vị đã nhận thức được việc thế giới cần học hỏi điều gì từ đại dịch: sự cần thiết cần phải vun đắp các mối quan hệ và tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau với những người thuộc các nền văn hóa và nguồn gốc khác nhau để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng hơn”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube