Đức Phanxicô: Hãy giải thoát trẻ em khỏi 'ách bóc lột lao động tàn bạo'

Wagner T. Cassimiro Aranha via Flickr (CC BY 2.0) .

Wagner T. Cassimiro Aranha via Flickr (CC BY 2.0) 

Hôm thứ Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi những nỗ lực mới để giải thoát trẻ em khỏi “ách bóc lột lao động tàn bạo”.

Trong một thông điệp gửi tới diễn đàn trực tuyến do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức vào ngày 2 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi một “luận lý học về sự quan tâm chăm sóc” mới đối với những người trẻ tuổi.

“Thật quan trọng biết bao nhiêu đối với một trật tự pháp lý phù hợp và hiệu quả, ở cả phạm vi quốc tế và quốc gia, để bảo vệ trẻ em khỏi não trạng kỹ trị có hại vốn đã bao trùm hiện nay”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói nói trong thông điệp, được ký thay mặt Đức Thánh Cha bởi Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin.

“Muốn vậy, cần phải có sự gia tăng số lượng các cá nhân và tổ chức ở mọi cấp độ nỗ lực làm việc để đảm bảo rằng sự ham muốn lợi nhuận quá mức vốn buộc trẻ em và thanh thiếu niên phải chịu ách bóc lột lao động tàn bạo sẽ nhường chỗ cho logic của sự quan tâm chăm sóc”.

Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được gửi tới Tổng giám đốc FAO Qu Dongyu khi bắt đầu cuộc họp hai ngày của Diễn đàn Giải pháp Toàn cầu về chủ đề “Cùng hành động để chấm dứt Lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Sự kiện này là một phần của Năm Quốc tế Xóa bỏ Lao động Trẻ em, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một cơ quan của Liên Hợp Quốc, hỗ trợ.

FAO báo cáo rằng 70% lao động trẻ em diễn ra trong môi trường nông nghiệp, với 112 triệu trẻ em làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.

Thông điệp của Đức Thánh Cha mô tả lao động trẻ em là “một tai họa làm tổn hại sự tồn tại theo phẩm phẩm giá và sự phát triển hài hòa của những người trẻ tuổi nhất, hạn chế đáng kể các cơ hội tương lai của họ, vì nó làm giảm và thiệt hại cuộc sống của họ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh lợi của người lớn”.

“Ý nghĩa tiêu cực của bi kịch này đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch, vốn đã đẩy ngày càng nhiều trẻ vị thành niên bỏ học để rơi vào nanh vuốt của hình thức nô lệ này”, thông điệp của Đức Thánh Cha cho biết.

“Đối với nhiều trẻ nhỏ, việc không đi học không chỉ có nghĩa là bỏ lỡ những cơ hội vốn có thể khiến chúng phải đối mặt với những thách thức khi trưởng thành, mà còn trở nên ốm yếu, tức là bị tước đoạt quyền được chăm sóc sức khỏe, bởi vì những điều kiện tồi tệ mà qua đó chúng phải thực hiện những nhiệm vụ được yêu cầu một cách độc ác”.

Thoogn điệp tiếp tục: “Nếu chúng ta tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, tình trạng khẩn cấp còn đáng báo động hơn: hàng ngàn trẻ em trai và gái bị buộc phải làm việc không ngừng nghỉ, trong những điều kiện mệt mỏi, bấp bênh và hạ thấp phẩm giá, bị ngược đãi, lạm dụng và phân biệt đối xử”.

“Nhưng tình hình lên đến đỉnh điểm của sự đau buồn khi chính các bậc cha mẹ buộc phải để con em mình đi làm, vì nếu không có sự đóng góp tích cực của chúng, họ sẽ không thể nuôi sống gia đình”.

Kết luận thông điệp, Đức Thánh Cha khuyến khích cộng đồng quốc tế tiếp tục “đấu tranh kiên quyết, chung sức và dứt khoát chống lại vấn nạn lao động trẻ em”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube