Đức Phanxicô: "Chúng ta đừng quên rằng khủng hoảng cũng là cửa sổ mở ra cơ hội"

Đức Thánh Cha Phanxicô đang cử hành Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá sau những cánh cửa đóng kín vì virus coronavirusca ngợi "các vị thánh sống bên cạnh" trong đại dịch COVID-19, nói rằng các bác sĩ và những người khác vẫn đang làm việc là những anh hùng. Giáo hoàng được nhìn thấy ở đây (Ảnh: Alberto Pizzoli/ AP)

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá sau những cánh cửa đóng kín vì virus coronavirus. Ngài ca ngợi “các vị thánh sống bên cạnh” trong đại dịch COVID-19, đồng thời cũng cho biết rằng các bác sĩ và những người khác vẫn đang làm việc là những anh hùng (Ảnh: Alberto Pizzoli/ AP)

Thế giới đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng sinh thái, xã hội và chăm sóc sức khỏe, nhưng điều quan trọng cần nhớ đó là “khủng hoảng cũng là cửa sổ của cơ hội”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Viết trong phần Lời nói đầu cho cuốn e-book có nhan đề “Độc giả của Thông điệp Laudato Si’. Liên minh của Việc Chăm sóc Ngôi nhà Chung của Chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những thách thức của thế giới đã tăng lên gấp bội kể từ khi công bố Thông điệp về môi trường của ngài vào năm 2015.

Bìa cuốn e-book với phân Lời tựa của Đức Thánh Cha Phanxicô

Ảnh bìa cuốn e-book với phân Lời tựa của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “’Tiếng kêu của Trái đất và tiếng kêu của người nghèo’ mà tôi trình bày trong Thông điệp Laudato Si’ như một hệ quả biểu hiệu của sự thất bại của chúng ta trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của mình gần đây đã được khuếch đại bởi tình huống khẩn cấp COVID-19 mà nhân loại hiện vẫn đang phải nỗ lực để kiểm soát”.

“Do đó, cuộc khủng hoảng sinh thái, được biểu thị bởi ‘tiếng kêu của trái đất’, và cuộc khủng hoảng xã hội, được biểu thị bởi ‘tiếng kêu của người nghèo’, đã trở nên chết chóc bởi cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe: đại dịch COVID-19…”

“Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng khủng hoảng cũng là cửa sổ của cơ hội: chúng là cơ hội để thừa nhận và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ”.

Phần Lời nói đầu, được Vatican News công bố vào ngày 31 tháng 10, xuất hiện trong một cuốn sách do Libreria Editrice Vaticana phát hành cùng với Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), hiện đang diễn ra tại Glasgow, Scotland.

Cuốn e-book sẽ có sẵn để tải xuống miễn phí từ ngày 12 tháng 11 trên trang web của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện của Vatican.

Văn bản cũng có thông điệp giới thiệu của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, một người Công giáo từng là thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến năm 2002.

Ông Guterres viết: “Đây là một khoảnh khắc của chân lý. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục với những cách thức xưa cũ của sự bất bình đẳng, bất công, hận thù và sự thống trị vô tâm đối với Trái đất, chúng ta sẽ phải đối mặt với thảm họa. Cũng như chúng ta cần ngừng bắn trên các chiến trường truyền thống, chúng ta cũng phải chấm dứt cuộc chiến với thiên nhiên… ”

“Hòa giải với thiên nhiên phải là ưu tiên của thế kỷ 21. Sự phục hồi sau đại dịch mang lại cơ hội rút lui khỏi vực thẳm”.

Trong phần Lời nói đầu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng cuốn e-book mới đã đánh dấu “một kết luận phù hợp” cho Năm kỷ niệm Laudato Si’, kết thúc vào ngày 24 tháng 5 năm nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ sự vui mừng trước “tác động tích cực” của Thông điệp Laudato Si’ trong Giáo hội Công giáo, các cộng đồng Kitô giáo khác và các nhóm tôn giáo.

“Cuộc khủng hoảng hiện tại nên khiến chúng ta ‘biến những sự việc đang xảy ra với thế giới thành nỗi đau khổ của chính cá nhân chúng ta và do đó để khám phá ra những gì mỗi người chúng ta có thể làm với điều đó’”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, trích dẫn Thông điệp Laudato Si’.

“Đây cũng là thời điểm để chúng ta thay đổi hành động, thay đổi những thói quen xấu để có thể mơ ước, đồng sáng tạo và cùng nhau hành động nhằm hiện thực hóa tương lai công bằng và bình đẳng”. “Đã đến lúc cần phải phát triển một hình thức liên đới phổ quát mới dựa trên tinh thần huynh đệ, tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau: một hình thức coi trọng con người hơn lợi nhuận, một hình thức tìm kiếm những cách thức mới để hiểu về sự phát triển và tiến bộ. Và vì vậy, tôi hy vọng và cầu nguyện để chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này giống như cách chúng ta đã bước vào”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube