Đức Phanxicô: Chống lại sự tức giận đòi hỏi 'sức mạnh nội tâm to lớn', vì vậy hãy cầu xin Thiên Chúa trợ giúp

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong giờ nguyện Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 26 tháng 6 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong giờ nguyện Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 26 tháng 6 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong bài chia sẻ trong giờ nguyện Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về “quyết định kiên quyết” của Chúa Giêsu là không để cho mình bị khuất phục trước sự tức giận khi đối mặt với những kẻ thù không mong muốn, thay vào đó là mô hình hóa các phẩm chất “điềm đạm, nhẫn nại, kiên trì, không chểnh mảng trong việc làm những điều tốt đẹp”.

“Thật dễ dàng, theo bản năng, để cho phép mình vượt qua cơn giận dữ khi đối mặt với sự chống đối. Điều khó khăn là làm chủ chính mình, làm như Chúa Giêsu đã làm, như Phúc Âm nói: ‘đi sang  làng khác'”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ hôm 26 tháng 6, khi suy ngẫm về bài đọc Phúc âm từ Chương 9 của Tin Mừng Luca.

“Điều này có nghĩa là khi gặp sự chống đối, chúng ta phải quay sang làm điều tốt ở nơi khác, không buộc tội lẫn nhau. Bằng cách này, Chúa Giêsu giúp chúng ta trở thành những người điềm đạm, hài lòng với những điều tốt đẹp đã hoàn thành và không tìm kiếm sự tán thành của người khác”.

cq5dam.web.800.800 (1) cq5dam.web.800.800 (3)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đôi khi mọi người có thể nghĩ rằng sự tức giận khi đối mặt với sự chống đối là “do ý thức về sự công bằng vì một mục đích tốt”.

“Nhưng trên thực tế, phần lớn thời gian đó không gì khác hơn là sự kiêu ngạo, kết hợp với sự yếu đuối, tính nhạy cảm và thiếu kiên nhẫn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Vì vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu ban cho sức mạnh để trở nên giống như Ngài, kiên quyết bước theo Ngài trên con đường phục vụ, không thù hận, không cố chấp khi gặp khó khăn, khi chúng ta dấn thân để làm điều tốt và người khác không nhìn nhận, hoặc ngay cả khi họ loại chúng ta”.

Vị Giáo hoàng 85 tuổi khuyến khích các tín hữu đang lắng nghe suy ngẫm về việc họ có cầu xin Thiên Chúa ban sức mạnh khi đối mặt với sự chống đối, hay họ có tìm kiếm sự chấp thuận và “sự tán thưởng” của người khác hay không.

“Trước sự chống đối, hiểu lầm, chúng ta có hướng về Thiên Chúa không? Chúng ta cầu xin Ngài sự kiên trì khi làm điều thiện không? Hay chúng ta tìm kiếm sự nhìn nhận qua sự tán thưởng, để rồi cay đắng và phẫn uất khi không nhận được điều đó?”, Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi.

cq5dam.web.800.800 (2) cq5dam.web.800.800 (4)

“Nhiều khi, dù có ý thức hay vô thức, chúng ta tìm kiếm sự tán thưởng, sự nhìn nhận từ người khác, và chúng ta làm mọi việc cốt để được tán thưởng. Không, điều đó không có ý nghĩa. Chúng ta phải làm tốt việc phục vụ, chứ đùng tìm kiếm sự tán thưởng”.

“Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta đưa ra quyết định kiên quyết mà Chúa Giêsu đã làm để tiếp tục yêu cho đến cùng”, Đức Thánh Cha kết luận.

Sau bài chia sẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn đang xảy ra ở Ecuador, đồng thời kêu gọi đối thoại và kêu gọi “tất cả các bên từ bỏ bạo lực và các lập trường cực đoan”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến Sơ Luisa Dell’Orto, một Nữ tu của Dòng Tiểu Muội Tin Mừng của Thánh Charles de Foucauld, người đã bị giết hại hôm thứ Bảy tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti.

“Trong 20 năm, Sơ Lucia đã sống ở đó, cống hiến trên hết cho việc phục vụ trẻ em đường phố. Tôi phó thác linh hồn của sơ cho Chúa và tôi cầu nguyện cho người dân Haiti, đặc biệt là cho những trẻ em, để họ có một tương lai hòa bình hơn, không đau khổ và không bạo lực. Sơ Luisa đã biến cuộc đời mình thành một món quà cho tha nhân, thậm chí cho đến mức phải chịu tử đạo”, Đức Thánh Cha nói.

Ngày Chúa nhật đánh dấu bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ 10, diễn ra tại Rôma từ ngày 22 đến ngày 26 tháng Sáu. Cuộc tụ họp có sự tham gia của khoảng 2.000 gia đình đến từ khắp nơi trên thế giới.

Kinh Truyền Tin có nguồn gốc từ một thực hành thời trung cổ là lời cầu nguyện với 3 Kinh Kính Mừng liên tiếp, theo khuyến nghị của Thánh Antôn Padua. Hiện nay, giờ kinh này giống như một truyền thống của Đức Giáo hoàng vào mỗi Chúa nhật và các ngày Lễ trọng kính Đức Mẹ, khi Đức Giáo hoàng xuất hiện tại cửa sổ Điện Tông Tòa vào buổi trưa để dẫn dắt các tín hữu đang tụ tập bên dưới Quảng trường Thánh Phêrô cùng nhau đọc Kinh Truyền Tin bằng tiếng Latinh.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube