Đức Giáo hoàng Phanxicô ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn của LHQ để đối phó với Covid-19

Ảnh: Truyền thông Vatican

Ảnh: Truyền thông Vatican

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với lời kêu gọi ngừng bắn chung của Liên Hợp Quốc trong tuần này để cho phép hoạt động cứu trợ nhân đạo trong các khu vực chiến đấu bị virus Covid-19 tấn công.

Tuyên bố ủng hộ của Đức Giáo hoàng Phanxicô đã được đưa ra sau giờ Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật ngày 5 tháng 7 năm 2020, cùng với những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

“Tuần này, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết đề xuất một số biện pháp nhằm đối phó với hậu quả tàn khốc của virus Covid-19, đặc biệt đối với các khu vực nằm trong khu vực xung đột”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói. Yêu cầu ngừng bắn toàn cầu và ngay lập tức, vốn cho phép hòa bình và an ninh cần thiết trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cần thiết, là rất đáng khen ngợi. Tôi hy vọng rằng quyết định này sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời vì lợi ích của nhiều người dân đang đau khổ. Chớ gì Nghị quyết của Hội đồng Bảo an này sẽ trở thành bước đầu tiên can đảm hướng tới một tương lai hòa bình”.

Vào ngày 1 tháng 7, các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết yêu cầu “việc chấm dứt toàn bộ và ngay lập tức chiến sự trong mọi tình huống trong chương trình nghị sự của mình”. Nghị quyết kêu gọi các bên tham gia các cuộc xung đột vũ trang để ngay lập tức “trong một giai đoạn nhân đạo bền bỉ” cung cấp viện trợ cho các quốc gia để giúp chống lại đại dịch COVID-19, theo Vatican News.

Trong nghị quyết, Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, người đầu tiên đề xuất lệnh ngừng bắn toàn cầu vào ngày 23 tháng 3. Lời kêu gọi đó đã được lặp lại bởi các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Đức Giáo hoàng Phanxicô, người mà trong giờ Kinh Truyền Tin vào ngày 29 tháng 3 đã mời gọi mọi người “hưởng ứng lời kêu gọi này bằng cách chấm dứt mọi hình thức thù địch, khuyến khích việc tạo ra các hành lang cho viện trợ nhân đạo, sự cởi mở trong lĩnh vực ngoại giao và sự chú ý đối với những người tự nhận thấy mình trong các tình huống dễ bị tổn thương”.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube