Các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Mozambique đưa ra tuyên bố bác bỏ chủ nghĩa khủng bố

Thức ăn được làm cho những người Mozambique di tản trong một trại ở tỉnh Cabo Delgado của đất nước trong bức ảnh năm 2019 này. Cư dân ở phía bắc Mozambique, một khu vực giàu mỏ khí đốt tự nhiên, đã phải vật lộn với một cuộc nổi dậy Hồi giáo kể từ năm 2017. (Nguồn: Alessandro Grassani / Courtesy AVSI via CNS)

Thức ăn đang được chế biến cho những người Mozambique di tản trong một trại tập trung ở tỉnh Cabo Delgado của đất nước trong bức ảnh được chụp vào năm 2019 . Cư dân ở phía bắc Mozambique, một khu vực giàu mỏ khí đốt tự nhiên, đã phải vật lộn với một cuộc nổi dậy Hồi giáo kể từ năm 2017 (Ảnh: Alessandro Grassani / Courtesy AVSI via CNS)

Khi tỉnh Cabo Delgado ở miền Bắc Mozambique tiếp tục vật lộn để kiềm chế bạo lực, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng các hành động khủng bố không nên được quy cho Hồi giáo.

“Tỉnh của chúng tôi đang ở trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo sâu sắc do bạo lực khủng bố gây ra, trong khi các chỉ số phát triển toàn diện đang suy giảm, vốn bị làm cho trở nên tồi tệ hơn do hậu quả của các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch”, theo nội dung tuyên bố của một số nhà lãnh đạo tôn giáo đưa ra trong tuần này.

Trong lời kêu gọi của mình, các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo bác bỏ “các hành động khủng bố được quy cho tôn giáo Hồi giáo và bất kỳ khẳng định nào liên kết những hành vi đó với các nguyên tắc của Hồi giáo”.

“Chúng tôi từ chối và tránh xa những hành vi và những người xuyên tạc các học thuyết tôn giáo để biện minh cho bất kỳ hình thức bạo lực nào”, tuyên bố cho biết.

Chương trình 15 điểm mà họ đề xuất là kết quả của một cuộc họp kéo dài một tuần được tổ chức vào cuối tháng 12, nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo, được truyền cảm hứng từ tuyên bố Abu Dhabi về tinh thần huynh đệ nhân loại, đã đến với nhau bất chấp những khác biệt của họ để làm việc trên tinh thần đối thoại trong việc tái xây dựng khu vực hòa bình. Hội thảo được tổ chức với tiền đề tôn giáo là một phần của giải pháp cho cuộc xung đột khu vực.

Các nhà lãnh đạo nhắc lại rằng tỉnh này đang trải qua “một cuộc khủng hoảng nhân đạo sâu sắc do bạo lực khủng bố gây ra”, trong đó sự phát triển được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các biện pháp hạn chế để ngăn chặn đại dịch COVID-19 và một số yếu tố đáng lo ngại khác, “chẳng hạn như bất bình đẳng xã hội, tỷ lệ mù chữ cao, cuộc khủng hoảng về các giá trị luân lý-đạo đức và sự phân cực sắc tộc và tôn giáo đe dọa bối cảnh hiện tại và sự chung sống xã hội, vốn vi phạm phẩm giá con người”.

Tôn giáo, tuyên bố nhấn mạnh, không phải là nguyên nhân gây ra xung đột và đặc biệt đề cập đến Hồi giáo, “tôn giáo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thành kiến”. Tôn giáo – các nhà lãnh đạo viết – “nhằm mục đích tạo ra hạnh phúc, hòa giải và hòa bình trong xã hội”.

Do đó, cam kết đối thoại với các tín ngưỡng khác, khắc phục sự ngờ vực và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau bởi vì “tất cả các tôn giáo đều là một phần trong sang kiến của Đấng tối cao” và “không có nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc nhà tiên tri chân chính nào từng dạy bạo lực”.

Các phần tử nổi dậy có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo ngày càng hoạt động tích cực ở tỉnh Cabo Delgado kể từ năm 2017, khi chúng bắt đầu tấn công các thị trấn trong khu vực.

Các chiến binh tự xưng là al-Shabab, nhưng nó không có liên hệ với nhóm người Somalia cùng tên.

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc giao tranh ở tỉnh Cabo Delgado, miền bắc Mozambique đã gia tăng trong suốt năm 2021, với ít nhất 3.100 người thiệt mạng và hơn 815.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Mặc dù những kẻ thủ phạm thường bị gán cho là “những kẻ thánh chiến” vì có mối liên hệ với những người Hồi giáo cực đoan từ nước ngoài, nhưng người dân địa phương khẳng định rằng cuộc xung đột không mang tính chất tôn giáo mà chỉ là một điển hình khác cho lòng tham của con người. Trong số những sự giàu có về tự nhiên của khu vực là một loạt các dự án khí đốt tự nhiên trị giá 60 tỷ đô la.

Các cộng đồng tôn giáo cho biết họ sẵn sàng “cộng tác với chính phủ, các cơ quan và các tổ chức phấn đấu cho sự nghiệp thiết lập Hòa bình ở Tỉnh Cabo Delgado”.

“Chúng tôi tuyên bố tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của chúng tôi khi đối mặt với bất kỳ mối đe dọa gây bất hòa nào và chúng tôi nhất trí từ chối các hành động khủng bố và cực đoan, cũng như cam kết của chúng tôi để luôn sát cánh cùng với nhau hướng tới hòa bình và tình huynh đệ”, các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo viết.

 Tuyên bố chung liệt kê một số “yếu tố đáng lo ngại” đối với người dân, chẳng hạn như “sự bất bình đẳng xã hội mà tỉnh này đã từng chứng minh trong lịch sử, tỷ lệ mù chữ cao, cuộc khủng hoảng về các giá trị đạo đức-luân lý và sự phân cực về sắc tộc và tôn giáo”.

 Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi phổ biến các thông điệp “không khuyến khích việc tuân theo chủ nghĩa cực đoan và bất kỳ hình thức bạo lực nào”, và đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đồng hành với thanh thiếu niên và những người trẻ đã phải chịu tác động của bạo lực, “để họ đạt được sự hòa giải và tái hòa nhập xã hội”.

Việc gắn mác cuộc chiến của các chiến binh Hồi giáo ở châu Phi là một trong 10 cuộc xung đột cần theo dõi trong năm nay, tạp chí Foreign Policy cho biết vào hồi tháng 12 rằng: “Chính phủ Mozambique, vốn từ lâu đã chống lại sự can dự của bên ngoài vào Cabo Delgado, cuối cùng, vào năm ngoái, đã đồng ý để cho quân đội Rwandan và các đơn vị từ Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), một khối trong khu vực, bước vào. Những lực lượng đó đã đảo ngược thành quả của quân nổi dậy, mặc dù các chiến binh dường như đang tập hợp lại. Lực lượng Rwandan và SADC có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến kéo dài”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube