Các nhà lãnh đạo Công giáo hoan nghênh việc Tổng thống Biden dự định tái gia nhập Hiệp định biến đổi khí hậu Paris

Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Obilic, Kosovo, ngày 18 tháng 11 năm 2019. Các nhà lãnh đạo Công giáo hoan nghênh Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, thông báo Hoa Kỳ sẽ tham gia lại hiệp định khí hậu Paris. (Ảnh CNS / Ognen Teofilovski, Reuters)

Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Obilic, Kosovo, ngày 18 tháng 11 năm 2019. Các nhà lãnh đạo Công giáo hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, thông báo Hoa Kỳ sẽ tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris (Ảnh: CNS / Ognen Teofilovski, Reuters)

Các nhà lãnh đạo Công giáo hoan nghênh tuyên bố trong Ngày nhậm chức của Tổng thống Joe Biden rằng Hoa Kỳ sẽ tái gia nhập hiệp định biến đổi khí hậu Paris.

Động thái như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2050, như Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi và đưa quốc gia này trở thành quốc gia đi đầu toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo cho biết.

Trong một tuyên bố chung, Đức Tổng Giám mục Paul S. Coakley Địa phận Oklahoma City, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Công lý và Phát triển Con người, Đức Giám mục David J. Malloy Địa phận Rockford, Illinois,Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế, và ông Sean Callahan, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổ chức Dịch vụ Cứu trợ Công giáo, đã tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Tổng thống Biden vào ngày 21 tháng 1, một ngày sau khi tân Tổng thống nhậm chức.

Cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi thỏa thuận tròn 5 năm mang tính bước ngoặt vào năm 2017. Trump đã chính thức tuyên bố với Liên Hợp Quốc vào ngày 4 tháng 11 năm 2019, Hoa Kỳ sẽ rút lui. Tuy nhiên, theo thỏa thuận, quá trình này chưa hoàn thành cho đến ngày 4 tháng 11 năm 2020.

Chính quyền Trump cho rằng thỏa thuận không có lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ và cản trở sự tăng trưởng kinh tế.

HĐGM Công giáo Hoa Kỳ, Hiệp ước Khí hậu Công giáo và các tổ chức Công giáo khác đã cùng góp chung tiếng nói rộng rãi phản đối động thái này vào thời điểm đó, cho rằng vấn đề biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hành tinh và đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Việc thực hiện các bước để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một lần nữa sẽ cho phép “thực hiện các chính sách thành công vốn vừa bảo vệ môi trường vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua đổi mới, đầu tư và kinh doanh”, bộ ba nhà lãnh đạo Công giáo giải thích vào ngày 21/1.

Họ cũng trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 6 năm ngoái nhân dịp kỷ niệm 5 năm Thông điệp “Laudato Si”, về việc Chăm sóc Ngôi nhà Chung của chúng ta”, trong đó Đức Thánh Cha kêu gọi “một nền văn hóa chăm sóc, vốn đặt phẩm giá con người và công ích làm trọng tâm”.

“Môi trường và con người ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những người nghèo và dễ bị tổn thương, đều có thể hưởng lợi từ việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Vì lý do này, chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp các quốc gia nghèo hơn thích ứng với những thay đổi của khí hậu vốn không thể đã ngăn chặn”, hai vị Giám chức Hoa Kỳ và người đứng đầu Tổ chức CRS cho biết trong tuyên bố của họ.

Các nhà lãnh đạo kết luận: “Biến đổi khí hậu là mối bận tâm thực sự của con người, ảnh hưởng đến tất cả mọi dân tộc, và quyết định tái gia nhập Thỏa thuận Paris là một bước quan trọng trong hành trình hướng tới việc quan tâm đến môi trường và tôn trọng gia đình”.

Tuyên bố này là tuyên bố gần đây nhất trong một lịch sử lâu dài về những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Giáo hội và những người ủng hộ môi trường Công giáo nhằm thu hút sự ủng hộ đối với Thỏa thuận Paris, theo đó các quốc gia đặt ra các mục tiêu cá nhân để giảm lượng khí thải carbon với lịch trình thực hiện các mục tiêu đó.

Để đạt được các mục tiêu liên quan đến việc thiết lập chính sách cũng như thông qua luật pháp để hạn chế ô nhiễm carbon, mà đại đa số các nhà khoa học khí hậu đã nói, là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự nóng lên của hành tinh.

Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 11 đã khiến quốc gia này trở thành quốc gia duy nhất không phải là một bên tham gia thỏa thuận.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube