Các Giám mục châu Âu kêu gọi sự ủng hộ của EU đối với các Kitô hữu bị đàn áp tại Nigeria

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg, tại Vatican, ngày 5 tháng 10 năm 2019 (Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg, tại Vatican, ngày 5 tháng 10 năm 2019 (Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

Chủ tịch Ủy ban của các Giám mục châu Âu đã hứa hẹn với các Kitô hữu bị đàn áp tại Nigeria rằng ngài sẽ ủng hộ để có được sự hỗ trợ tăng cường từ Liên minh châu Âu.

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, người lãnh đạo Ủy ban Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu (COMECE), đã viết một lá thư cho các Giám mục Nigeria nói rằng ủy ban sẽ ủng hộ sự trợ giúp và hợp tác của Liên minh châu Âu với chính quyền Nigeria để chống lại tình trạng bạo lực và đàn áp .

Đức hồng y Hollerich đã bày tỏ sự liên đới với các cộng đồng Kitô giáo Nigeria, những người mà ngài viết, “đang sống trong tình trạng bị tấn công liên tục bởi những kẻ khủng bố, quân nổi dậy và lực lượng dân quân, trong một số trường hợp đã đạt đến mức độ của sự khủng bố mang tính hình sự thực sự”, theo một tuyên bố của Ủy ban châu Âu vào ngày 2 tháng 7.

Ước tính 6.000 Kitô hữu Nigeria đã bị giết hại kể từ năm 2015, chủ yếu là bởi lực lượng Boko Haram và những người chăn nuôi gia súc Fulani, ủy ban châu Âu báo cáo.

Hơn 600 Kitô hữu đã bị giết hại tính đến năm 2020, theo báo cáo của Hiệp hội Tự do Dân sự Quốc tế và Luật pháp (Intersociety) vào ngày 15 tháng 5. Nhiều Kitô hữu đã bị chặt đầu và bị hỏa thiêu, các trang trại bị thiêu hủy, và các Linh mục và chủng sinh đã bị nhắm mục tiêu trong các vụ bắt cóc và đòi tiền chuộc.

Một vụ tấn công của lực lượng Boko Haram nhằm vào một ngôi làng ở bang Borno phía đông bắc Nigeria đã khiến ít nhất 81 người thiệt mạng vào ngày 9 tháng 6. Đây là vụ tấn công mới nhất trong một nhóm Hồi giáo đang diễn ra chống lại cộng đồng Kitô giáo trong nước. Đầu tháng 6, một Mục sư Kitô giáo cùng với người vợ đang mang thai đã bị giết hại trong trang trại của họ ở khu vực đông bắc của đất nước.

Vào tháng 1, các chiến binh đã bắt cóc bốn chủng sinh Công giáo thuộc Chủng viện Chúa Chiên Lành ở Kaduna, giết chết một người trong số họ, Thầy Michael Nnadi. Vào ngày 1 tháng 3, Linh mục người Nigeria, Cha David Echioda, đã bị các tay súng bắt cóc sau khi dâng Thánh lễ Chúa nhật, nhưng ngài được thả ra vài ngày sau đó.

Ủy ban Hội đồng Giám mục Giám mục Liên minh châu Âu đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên EU “tăng cường nỗ lực ngăn chặn bạo lực tại Nigeria, đưa những kẻ tội phạm ra công lý, hỗ trợ các nạn nhân và đồng thời thúc đẩy đối thoại và hòa bình”, theo tuyên bố của COMECE.

Vào tháng 5 năm 2020, các Giám mục đã “thúc giục cộng đồng quốc tế sử dụng các công cụ ngoại giao, chính trị và tài chính để hỗ trợ chính quyền Nigeria ngăn chặn tình trạng bạo lực, đưa bọn tội phạm ra công lý, hỗ trợ các nạn nhân và bao gồm cả các Kitô hữu (47% dân số quốc gia) trong tất cả các cấu trúc nhà nước và các cấp chính quyền – bao gồm cả cảnh sát và lực lượng vũ trang”.

Các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ cũng kêu gọi sự hỗ trợ thêm nữa cho các Kitô hữu Nigeria. Vào ngày 25 tháng 6, cựu Dân biểu Frank Wolf cho biết rằng Hoa Kỳ nên gửi một đặc phái viên đến Nigeria để phối hợp bảo vệ dân số Kitô giáo và đồng thời ngăn chặn sự mất ổn định hơn nữa của khu vực.

Vào tháng Hai, Đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Sam Brownback đã phát biểu với CNA rằng Nigeria là một trong những quốc gia cần được quan tâm nhiều nhất khi nói đến các vụ vi phạm tự do tôn giáo.

Đại sứ Brownback cho biết rằng ông lo ngại rằng tình hình ở Nigeria sẽ lan sang các nước lân cận nếu không có hành động nào được thực hiện để chấm dưt cuộc đàn áp tôn giáo.

“Có rất nhiều người bị giết hại ở Nigeria, và chúng tôi lo sợ rằng nó sẽ lan rộng trong khu vực đó”, Đại sứ Brownback phát biểu với CNA. “Đây là một trong những thứ thực sự khiến tôi cần phải lưu tâm đặc biệt – trong vài năm qua, nhưng đặc biệt là trong năm vừa qua”.

Đức Hồng Y Hollerich cho biết rằng ngài đặc biệt quan tâm đến những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vì tình trạng bạo lực gia tăng ở Nigeria. Vị Giám chức nhấn mạnh rằng điều quan trọng là châu Âu cần phải chào đón và bảo vệ họ.

“Mọi suy nghĩ của tôi đều hướng đến rất nhiều người trẻ bị buộc phải rời bỏ quê hương đất nước vì tình trạng bạo lực và thiếu triển vọng về kinh tế xã hội”, Đức Hồng Y Hollerich chia sẻ.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube