Buổi tiếp kiến chung thứ Tư ngày 10/11: Lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần mà ĐTC Phanxicô muốn mọi tín hữu Công giáo phải biết

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Paul VI tại Vatican, ngày 10 tháng 11 năm 2021. (ảnh: Vatican Media. / Vatican Media)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Phaolô VI tại Vatican, ngày 10 tháng 11 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các Kitô hữu kêu cầu Chúa Thánh Thần thường xuyên hơn khi gặp khó khăn, thất vọng hoặc chán nản trong cuộc sống hàng ngày trong buổi tiếp kiến chung của ngài hôm thứ Tư ngày 10 tháng 11.

“Chúng ta hãy thường xuyên học cách cầu khẩn Chúa Thánh Thần”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các tín hữu tại Hội trường Phaolô VI hôm thứ Tư ngày 10 tháng 11.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Chúng ta có thể làm điều này bằng những lời cầu nguyện đơn sơ vào những thời điểm khác nhau nhau trong ngày”.

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến nghị các tín hữu Công giáo nên giữ một bản sao “lời cầu nguyện tuyệt vời mà Giáo hội đọc trong ngày Lễ Ngũ Tuần” mà ngài đã đọc cho những người hành hương đang quy tụ bên trong Hội trường tại Vatican.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Lạy Thánh Thần, xin thương tình ngự đến
Từ trời cao xin tỏa ánh quang minh
Xin ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần
Xin ngự đến, Đấng thông ban ân huệ
Xin ngự đến, Đấng soi lòng nhân thế
Thân lạy Ngài, Đấng an ủi tuyệt vời

Là thượng khách hiền dịu của lòng người
Là mát mẻ dịu dàng thông thoáng gió
Chỗ nghỉ ngơi trong cuộc đời gian khổ
Trong nồng nực là mát mẻ thanh lương

Đấng ủy lão khi lệ chảy u buồn
Ôi ánh sáng hồng phúc, xin soi chiếu”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết thêm rằng nếu các tín hữu Công giáo không có sẵn lời cầu nguyện này, họ có thể đơn giản cầu nguyện “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ngự đến” – như “Đức Mẹ và các Tông đồ đã cầu nguyện trong những ngày Chúa Giêsu Kitô về trời”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Từ khóa đó là: Xin ngự đến. Nhưng anh chị em cần phải tự mình cất lên những lời ấy. Xin ngự đến, vì con tự nhận thấy mình đang gặp khó khăn. Xin ngự đến, bởi vì con đang ở trong bóng tối. Xin ngự đến, bởi vì con không biết phải làm gì. Xin ngự đến, bởi vì con sắp quỵ ngã. Xin Ngài ngự đến. Đây là cách kêu cầu Chúa Thánh Thần”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đưa ra lời khuyên từ Thánh Augustinô thành Hippo, Tiến sĩ Giáo hội thế kỷ thứ IV, dành cho các Kitô hữu khi một người cảm thấy chán nản, yếu đuối hoặc bị thế giới gạt ra bên lề xã hội.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Thánh Augustinô, đề cập đến đoạn Tin Mừng về cơn giông bão trên biển, gợi ý cách phản ứng trong tình huống này. Đây là những gì Ngài chia sẻ: ‘Đức tin về Đức Kitô trong lòng bạn cũng giống như Đức Kitô trên thuyền. Bạn nghe thấy những lời lăng mạ, bạn kiệt sức, bạn buồn bã chán chường, và Đức Kitô tựa đầu ngủ. Hãy đánh thức Chúa Kitô, hãy khơi dậy đức tin của bạn! Thậm chí trong hoạn nạn đau khổ bạn cũng có thể làm được điều gì đó. Hãy khơi dậy đức tin của bạn. Chúa Kitô đánh thức bạn và ngỏ lời với bạn… Do đó, hãy đánh thức Chúa Kitô… Hãy tin những điều đã được nói với bạn, và sẽ có sự điềm tĩnh khôn tả trong lòng bạn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, trích dẫn một trong những bài giảng của Thánh Augustinô.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Đây là điều duy nhất chúng ta có thể làm trong những thời khắc khủng khiếp: hãy đánh thức Chúa Kitô đang ở trong chúng ta, chứ đừng ngủ như Ngài tựa đầu ngủ trên thuyền. Đó chính là điều phải làm”.

 “Chúng ta phải đánh thức Chúa Kitô trong tâm hồn mình và chỉ khi đó, chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng mọi thứ bằng đôi mắt của Ngài vì Ngài nhìn thấy mọi thứ vượt xa cơn bão tố. Qua ánh mắt thanh thản ấy, chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh mà ngay chính bản thân mình cũng không thể hình dung ra được”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Khi bắt đầu buổi tiếp kiến được phát trực tiếp, các Linh mục đã đọc Thư gửi Tín hữu Ga-lát 6: 9-10, 18, trong đó Thánh Phaolô khuyến khích các Kitô hữu “đừng nản chí khi làm điều thiện”.

“Trong cuộc hành trình đầy thử thách nhưng đầy quyến rũ này, Thánh Phaolô Tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đừng để mình nản chí khi làm điều thiện”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần luôn đến để trợ giúp chúng ta khi chúng ta yếu đuối và ban cho chúng ta sự trợ giúp mà chúng ta cần. Do đó, chúng ta hãy học cách cầu khẩn Chúa Thánh Thần một cách thường xuyên hơn”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng đây là bài suy tư cuối cùng của ngài trong loạt bài chia sẻ Giáo lý trong 15 tuần về Thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Ga-lát.

“Chúng ta đã đi đến phần cuối của loạt bài chia sẻ Giáo lý về Thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Ga-lát. Chúng ta có thể đã suy ngẫm về rất nhiều nội dung khác có trong Thư này của Thánh Phaolô”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Lời Chúa là một nguồn suối vô tận. Và trong Thư gửi tín hữu Ga-lát, Thánh Phaolô đã trò chuyện với chúng ta với tư cách là một nhà truyền bá Phúc Âm hóa, một nhà thần học và một Mục tử”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh việc “trực giác ban đầu của Thánh Phaolô giúp chúng ta khám phá ra sự mới mẻ đáng kinh ngạc chứa đựng trong sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Thánh Phaolô không bao giờ quan niệm Kitô giáo trong những điều kiện thanh thản, thiếu sự đau khổ và vũ lực. Với niềm say mê như vậy, Thánh Phaolô đã bảo vệ sự tự do mà Chúa Kitô đã mang lại mà nó hiện vẫn còn lay động chúng ta ngày nay, đặc biệt nếu chúng ta nghĩ đến sự đau khổ và cô đơn mà Ngài phải chịu đựng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Thánh Phaolô xác tín rằng Ngài đã nhận được lời mời gọi mà chỉ mình Ngài mới có thể đáp lại; và Ngài muốn giải thích cho các tín hữu Ga-lát rằng họ cũng được mời gọi đến với sự tự do vốn giải thoát họ khỏi mọi hình thức nô lệ bởi vì điều đó khiến họ trở thành những người thừa kế của lời hứa từ ngàn xưa, và trong Đức Giêsu, Con Thiên Chúa”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Sau bài diễn văn, tóm tắt bài chia sẻ Giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đọc bằng bảy thứ tiếng. Sau mỗi phần tóm tắt, Đức Thánh Cha chào thăm các thành viên của mỗi nhóm ngôn ngữ.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi xin chào mừng những người hành hương nói tiếng Anh có mặt trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là các nhóm đến từ Anh và Hoa Kỳ”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Trong tháng 11 này, chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã đi trước chúng ta cũng như cho tất cả những người đã qua đời, để Thiên Chúa, nơi lòng nhân từ thương xót của Ngài, chào đón họ vào Nước Thiên đàng. Nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ niềm vui và sự bình an xuống trên anh chị em và gia đình anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em “.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong lời chào mừng đến những người nói tiếng Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng ngày 10 tháng 11 là Lễ Nhớ Thánh Lêô Cả, vị Giáo hoàng thế kỷ thứ V.

Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay phụng vụ cử hành Lễ Nhớ Thánh Lêô Cả, Giáo hoàng và Tiến sĩ Hội thánh, người đã hiến dâng cuộc đời của mình để bảo vệ và loan truyền Chân lý của Tin Mừng. Qua lời cầu bầu của Thánh nhân, nguyện xin cho anh chị em sống đức tin với niềm vui và trở nên chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa”.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube