Việc cử hành Thánh Thể - trong Hy Tế Chúa Kitô

 Hội Thánh cử hành hy tế cũng bằng sự hiêp thông như khi cử hành sự hiện diện, vì, sự hiện diện của Đức Kitô cũng là sự hiện diện của hy tế Ngài. Mọi cuộc cử hành Thánh Thể đều theo định luật “cầm lây mà ăn”

Để hiểu Hội Thánh phải có vai trò nào trong hy tế, cần nhớ lai hai sự thật: chỉ có một hy tế Kitô giáo duy nhất là hy tế của Đức Kitô nên Hội Thánh phải hiệp thông vào đó, thứ hai: hy tế đó có tính cách cá nhân, vì thuộc Đức Kitô trong sự chết tôn vinh của Ngài (nên Hội Thánh phải liên kết với Đức Kitô trong sự chết vinh quang đó).

Hội Thánh cử hành bằng cách lãnh nhận và tham dự.

Dâng hiến bằng cách lãnh nhận:The Holy Sacrifice

Hội Thánh dâng hy tế bằng cách lặp lại nó. Thật là điên rồ nếu muôn tái diễn hy tế Đức Kitô, hy tế của sự chết của Ngài trong đó Ngài được tôn vinh. Vì nếu thế, Đức Kitô phải hủy bỏ sự chết của Ngài, phải trở lại cuộc sống trần thế. Mà có tái diễn thế, cũng dư thừa, vì tất cả quyền năng của Thiên Chúa để thánh hóa trần gian đã nằm trong mầu nhiệm, vượt qua: “Người đã vào cung thánh không phải với máu của các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta” (Dt 9,12) “Quả thật, Người chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Người đã thánh hóa được nên hoàn hảo.”(Dt 10, 14).

Hy tế của Đức Kitô có tính cánh chung, mãi mãi hiện tại. Nó không thuộc quá khứ, khiến Hội Thánh phải dành nhiều hy tế khác để lấp đầy quãng thời gian trống rỗng còn lại. Thời gian Kitô Giáo không thêm vào sau cuộc vượt qua của Đức Kitô, vì cuộc vượt qua ấy đã là mầu nhiệm cuối cùng, đã là sự viên mãn trọn hảo.

Đôi với Hội Thánh cách cử hành mầu nhiệm này là mở ra cho nó, để mình được hy tế độc nhất nắm bắt.

  • Bữa ăn là cơ câu căn bản của việc cử hành Thánh Thể. Thánh Thể có những tên gọi như bẻ bánh, bàn ăn của Chúa là do bữa ăn, chứ không do các hy tế Cựu Ước. Mà trong bữa tiệc ly, Đức Kitô không bảo môn đồ dâng Ngài làm hy tế, nhưng hiệp thông với hy tế Ngài.
  • Hiên thông với hy tế này cũng là cử hành nó.
  • Vì Thánh Thể không là một bí tích hậu Vượt Qua, mà là sự trồi lên của cuộc Vượt Qua trong trần gian. Hội Thánh không quy tụ quanh một lễ vật được dâng xưa kia. Hội Thánh tiếp đón Đức Kitô trong cuộc Vượt Qua được cử hành của Ngài, Hội Thánh được nắm bắt bởi Đức Kitô trong cuộc Vượt Qua đó. Sự hiệp thông của Hội Thánh là một sự đồng tế Vượt Qua.
  • Vậy Hội Thánh không thể thêm gì vào hy tế Đức Kitô. Hội Thánh chỉ mỡ ra và nơi mình, mở ngỏ trần gian và dâng cho mầu nhiệm cứu độ khoảng không gian cần lấp đầy này mà thôi.
  • (Cũng như chính Đức Kitô đã không dâng gì cho Cha, mà chỉ có một vai trò làm Con, nhận lãnh mọi sự và chính mình từ Cha. Lễ dâng của Ngài đã là lễ dâng tình mến, tình mến đón nhận để Cha xâm chiếm tất cả. Ta gọi đó là sự tùng phục, sự đón nhận, sự đón nhân triêt để. Chính nơi đó, Thiên Chúa được tôn vinh, vì danh dự của Thiên Chúa là ban mình. Đức Kitô đã nên vinh quang vô tận của Thiên Chúa trong trần gian bằng việc đón nhân tất cả sự vô tận, sự viên mãn của Thiên Chúa).
  • Đến lượt mình, Hội Thánh cũng dâng hiến bằng cách lãnh nhận. Vì hy tế độc nhất và sự viên mãn đã có rồi, Hội Thánh còn có thể dâng gì thêm? Hy tế đã có trong cung lòng Thiên Chúa, trong ngọn lửa Thần Khí rồi: Hội Thánh hiến tế bằng cách để cho mình được mầu nhiệm độc nhất hiến thánh, bằng cách nhận lấy hy tế đã có và để mình được đảm nhận trong nó. Cử chỉ dâng hiến là cử chỉ đôi tay mở ra để lãnh nhân.
  • Nhiều người đã tin và còn tin là việc ta dâng lễ một hy tế tiên quyết, bổ túc cho hy tế Đức Kitô. Thê nhưng chính bánh rượu tuy là công lao con người nhưng đã là những ân huệ, những quà tăng của Thiên Chúa. Hội Thánh chỉ đăt chúng vào tay Thiên Chúa trở lại để Người ban một ân huệ lớn hơn là biến chúng nên Mình Máu Đức Kitô.
  • Vì thế ta không phải mang những thực hiện của ta đến thánh lễ đã dâng cho Thiên Chúa. Kitô hữu biết mình rất nghèo và đến với Thánh Thể như bí tích cứu độ vượt mọi công nghiệp. Sự hiệp thông của họ với Đức Kitô cũng là hy tế của họ.
  • Nhưng họ không thể đón nhận cách thụ động sự viên mãn năng động, sự ban mình hoàn toàn. Hội Thánh phải tham dự khi lãnh nhận. Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô huy động các năng lực, lôi kéo đời sống kẻ tin vào sự quảng đại của nó. Hội Thánh phải dấn vào mầu nhiệm Đức Kitô những gì mình là và những gì mình có.

Dâng hiến bằng cách tham dự:

  • Các tư tế Cựu Ước dâng máu chiên bò, dâng các lễ vật ở ngoài họ. Đức Kitô không sát tế gì cả, không thực thi những nghi thức dâng hiến: chính Ngài là lễ vật và hành vi dâng hiến. Nơi hiến tế thập giá của Ngài.
    • Không có thái độ vừa linh thiêng vừa khuôn phép nào, chỉ có đôi tay dang rộng.
    • Không có hát xướng, chỉ có vài câu trích thánh vịnh.
  • Đây là một hy tế hoàn toàn cá nhân, trong sự trần trui của hữu thể trong đó không sự có nào được tiến dâng và ngay cả lời nói cũng tắt lịm, bị thu lại trong một tiêng kêu không rõ. Hy tế Kitô Giáo, đó là đích thân Đức Kitô, bị nộp cho Thiên Chúa trong sự chết và được thánh hóa trong vinh quang Cha.
  • Thư gửi tín hữu Dothái nhấn mạnh tính cách cá nhân của hy tế này: Đức Kitô vào thánh điện bằng chính máu Ngài, qua chính thân xác Ngài. Hy tế, đó là Đức Kitô trong mức hoàn tất thực hữu hiếu tử của Ngài. “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. Trước hết, Đức Kitô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ. Hy lễ của Đức Kitô thì hữu hiệu” (Dt 10, 4-10)
  • Nếu chỉ có một hy tế riêng tư của Đức Kitô và không ai chết thay ai được, thì ai có thể dâng hy tế Kitô Giáo?
  • Không ai cả, ngoại trừ Đức Kitô trong sự chết của Ngài.
  • Và ngoại trừ những người để cho mình được Đức Kitô đảm nhận trong Ngài (Đấng, trong cái chết này, đã trở nên một con người hoàn toàn mở ngỏ và ban mình), những người tham dự vào cái chết trong đó Thiên Chúa tôn vinh Ngài.

Hội Thánh cử hành hy tế Đức Kitô bằng sự đồng cử hành có tính cách hiệp thông và đồng nhất hóa (par communiante, identifiante concélébration) trong đó Hội Thánh cùng chết với Đức Kitô và cùng sinh ra trong sự chào đời với Ngài, trong đó mầu nhiệm Đức Kitô nên mầu nhiệm của Hội Thánh.

  • Đức Giêsu đã chết để xóa bỏ mọi nền phụng tự không có tính cách cá nhân hay đích thân.
    • Màn Đền Thờ bị xé là dấu nền phụng tự Cựu Ước bị lỗi thời.
    • Ta không nên xây lại Đền Thờ đã bị cuộc Vượt Qua phá đổ.
    • Chỉ có “hy lễ thiêng liêng” tức việc Hội Thánh dâng hiến chính mình là được chiếu nhận.
    • Những nhận định này không nhắm hạ giá nền phụng tự bí tích, vì Chúa bảo “hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”, mà nhắm cấm trở lại với nền phụng vụ của những hình bóng và hình ảnh. Sự lớn lao Phụng vụ Kitô Giáo là nó được cử hành bởi Con Thiên Chúa ở chóp đỉnh cánh chung của Lịch Sử Cứu Độ và bởi những kẻ để cho minh được đảm nhận trong sự viên mãn ấy.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube