"Tuyên chiến với nạn đói, chứ không phải với nạn nhân của những cơn đói"

Đức Hồng y Peter K.A. Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, là một trong số các nhà lãnh đạo được mời gọi đóng góp ý kiến trong cuộc họp của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Roma trong hai ngày 12-13/2016. Sau đây là bài phát biểu của Đức Hồng y Turkson:Hong y Turkson

“Nạn đói là một thực trạng trên thế giới hiện nay. Chúng ta đã đều trải qua nó hoặc ít nhất chúng ta cũng biết về nó. Chúng ta biết rằng hiện nay có hàng triệu người không có đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể, cũng như tâm trí và tinh thần.

Một khi chúng ta không thể giải quyết nạn đói, nhân loại sẽ không thể chung sống trong hòa bình. Chúng ta không thể có được hòa bình khi mà hằng ngày chúng ta ăn uống phủ phê trong khi một số người đang thèm khát chút ‘cơm thừa canh cặn’ từ chúng ta. Bởi vì chúng ta sống trong một ngôi nhà chung, và chúng ta cùng đồng bàn với nhau.
Chúng ta hãy cùng cộng tác với nhau trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Chúng ta hãy giải quyết những bất ổn về an ninh lương thực, không loại trừ những nạn nhân của những cơn đói kém!

Chúng ta rất cần nhiều phương pháp tiếp cận. Vấn đề chính yếu là phải làm sao để biến nạn đói toàn cầu trở nên một vấn nạn chung của cả nhân loại: đói xuất phát từ sự thiếu liên đới, đói xuất phát từ sự thiếu cảm thông, chia sẻ và đối xử với nhau như anh chị em. Và cũng giống như tất cả những vấn nạn khác của cả nhân loại, đây cũng là một vấn nạn về luân lý. Nó liên quan đến việc thực thi quyền tự do của con người. Chúng ta có thể tự do thể hiện sự vô tâm và thờ ơ. Chúng ta được tự do để thực hiện những việc thiện. Đó chính là sự lựa chọn của chính chúng ta chứ không phải ai khác – đó là sự lựa chọn liên quan đến luân lý.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đơn cử một ví dụ điển hình trong Thông điệp ‘Laudato si’: “Sự tự do của con người có thể đặt ranh giới cho kĩ thuật, định hướng nó cho một mô hình tiến bộ hơn, lành mạnh hơn, nhân bản hơn, mang tính xã hội nhiều hơn và trọn vẹn hơn. Sự giải thoát khỏi sự thống trị thực dụng của kĩ thuật diễn ra trong nhiều hoàn cảnh, ví dụ như khi hợp tác xã sản xuất theo quy mô nhỏ quyết định áp dụng những hệ thống sản xuất thông qua các phương tiện ít gây ô nhiễm trong sản xuất, lựa chọn một mô hình không chú trọng vào lợi nhuận nhưng quan tâm đến con người”. Nhân bản đích thực mời gọi chúng ta đi đến một tổng thể mới, xem như ở giữa văn minh kĩ thuật gần như bụi bặm thẩm thấu qua cánh cửa đóng kín. Dù gì đi nữa, có thể có một sự phản kháng với điều được cho là đích thực hay không? (số 112).

Những thay đổi theo chiều hướng tích cực đôi khi là không đáng kể so với những thách đố mà chúng ta đang phải đối mặt. Mặc dù đó chỉ là những nỗ lực nhỏ nhoi, thế nhưng chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá của một cậu bé vô danh dâng cho Chúa Giêsu xưa kia khi phải lo cho hàng ngàn người đói được ăn no nê. Năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ nhoi ấy không những có thể nuôi một đám đông với con số lên tới 5.000 người, mà còn thu lại được 12 thúng đầy. Khi lương thực trở nên Thánh Thể, khi bánh được chúng ta nhìn nhận như là món quà Thiên Chúa ban tặng, sau đó chúng được chúc lành, được bẻ ra, được trao cho chúng ta để sẻ chia cho nhau, thì lúc ấy, những nghịch lý đã bị đánh bại và tình huynh đệ sẽ trở thành hiện thực. Và chính lúc này đây, niềm vui đã chan hòa trong ngôi nhà chung của chúng ta.”

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube